Giải Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Trả lời:
Thực vật đứng yên. Chúng mở rộng không gian sống, tìm kiếm dinh dưỡng và hướng đến các điều kiện sinh thái thích hợp bằng cách phát triển thân, cành cao hơn, to hơn, rễ cây sẽ phát triển rộng và sâu hơn.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 90)
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu hiết thực tiễn.
Trả lời:
Ở trong môi trường sa mạc khô hạn, nguồn nước khan hiếm, cây xương rồng phát triển rễ đâm sâu vào mặt đất, vừa neo bám cho cây vững chắc trước những đợt gió to trên sa mạc, bên cạnh đó còn có thể lấy nước từ nguồn nước sâu dưới mặt đất, đáp ứng cung cấp đủ nước cho cây. Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn để hạn chế sự thoát hơi nước.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 95)
Phương pháp giải:
Hướng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích đến từ một phía. Hướng động gồm: hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc.
Trả lời:
Phương pháp giải:
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không có hướng (nhiệt độ, chu kì ngày, đêm, chu kì mùa,…). Ứng động gồm hai loại là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Trả lời:
Dừng lại và suy ngẫm (trang 96)
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Trả lời:
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã lớn.
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân cây vươn dài.
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản (bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế nảy mầm.
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...
Luyện tập và vận dụng (trang 96)
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.5 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Ở Hình 15.5, sau một thời gian, rễ sinh trưởng quay xuống theo chiều của trọng lực (hướng trọng lực dương). Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với trọng lực (lực hút của Trái Đất). Các cơ quan của thực vật (rễ, thân) sinh trưởng theo hướng khác nhau đối với hướng của trọng lực đỉnh rễ sinh trưởng theo hướng của trọng lực, còn chồi đỉnh sinh trưởng theo hướng ngược lại.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về cảm ứng của thực vật.
Trả lời:
Cho các hiện tượng sau: đóng mở cửa khí khổng, nở hoa của cây mười giờ, leo giàn của cây thiên lí. Các hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng ứng động
Bởi vì dựa trên cơ chế hoạt động:
- Tác nhân kích thích tác động lên thụ thể làm thụ thể trên màng tế bào của bộ phân tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích được truyền đến tế bào của bộ phận đáp ứng làm hoạt hoá bơm ion, qua đó làm thay đổi sức trương nước của bộ phận đáp ứng dẫn đến sự đóng mở khí khổng.
- Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì tác động lên chồi cây làm thay đỏi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới, làm hoa nở hoặc khép.
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Trả lời:
Trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 - 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm để thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật