Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Khởi động (trang 30)
Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc đoạn thơ sau:
Dòng sông đầy, nước đồ phù sa.”
Lời giải:
- Những cảnh vật nào được nhắc đến trong đoạn thơ là: bờ đê sông Hồng; cây vàng trút lá; cánh đồng xanh sắc mạ; dòng sông đầy phù sa.
- Những cảnh vật đó có ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam.
Khám phá (trang 30, 31, 32, 33)
Câu hỏi trang 30 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 1, em hãy:
• Chỉ ranh giới vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
• Cho biết vùng Đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, vịnh biển nào.
Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, tiếp giáp với: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ.
Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển.
- Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê.
+ Phía trong đê gồm các khu đất cao và ô trũng, không được bồi đắp phù sa hằng năm.
+ Phía ngoài đê, đất được bồi đắp phù sa hằng năm.
- Hiện nay, đồng bằng vẫn đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
Câu hỏi trang 32 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 3, 4, em hãy:
• Chỉ sông Hồng và sông Thái Bình.
• Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Học sinh quan sát Hình 1. Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ để xác định vị trí của sông Hồng và sông Thái Bình.
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sông ngòi.
- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.
+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.
+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.
Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều loại đất khác nhau.
+ Phần lớn diện tích của đồng bằng có đất phù sa khá màu mỡ.
+ Ngoài ra, ở ven biển có đất mặn, đất phèn,...
Lời giải:
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Mùa đông lạnh, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa đông nơi đây có nhiệt độ xuống thấp, chỉ sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của bão.
Lời giải:
* Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Xây dựng nhà ở, các công trình, giao thông và sản xuất.
+ Vùng đồi núi và nhiều nơi có phong cảnh đẹp, thuận lợi phát triển du lịch.
- Khó khăn:
+ Phía trong đê, đất dần bị bạc màu.
+ Các vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa.
* Ảnh hưởng của sông ngòi đến đời sống và sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Cung cấp nước cho đời sống và sản xuất;
+ Là điều kiện để phát triển giao thông đường thuỷ.
- Khó khăn: mùa lũ thừa nước; mùa cạn thiếu nước.
Lời giải:
- Để bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, cần phải có những biện pháp dưới đây:
+ Chống bạc màu đất bằng cách tăng cường sử dụng phân hữu cơ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học;....
+ Thoát lũ vào mùa mưa và phát triển sản xuất cho phù hợp ở vùng trũng;
+ Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn để giữ đất, bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực ven biển.
+ Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất,... để bảo vệ nguồn nước và đất khỏi bị ô nhiễm.
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 34
Luyện tập (trang 34)
Lời giải:
(*) Học sinh tự thực hiện.
Lời giải:
Vận dụng (trang 34)
Vận dụng trang 34 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
Nhiệm vụ 2. Địa phương em đã làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đất?
Lời giải:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
- Vào mùa đông, người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có thể trồng một số loại rau như: rau họ cải (cải bắp, cải cúc, cải ngọt; cải thảo…); xà lách; súp lơ; su hào; củ cải,…
- Vì: đây là những loại rau có thể sinh trưởng và phát triển trong thời tiết lạnh.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Bài 8: Sông Hồng và văn minh sông Hồng