Giải SGK Lịch sử 6 Bài 1 (Cánh Diều): Lịch sử là gì?

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử 6 Bài 1 (Cánh Diều): Lịch sử là gì? sách Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK Lịch sử 6: “Dân ta phải biết sử ta / cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, em hãy cho biết ý nghĩa của 2 câu thơ trên.

Trả lời:

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”… Đó là 2 câu đầu của bài thơ lục bát “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1942.

- Qua 2 câu thơ trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trân trọng, học và hiểu về lịch sử nước nhà để:

+ Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.

Câu hỏi trang 6 SGK Lịch sử 6: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

Lời giải:

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã từng diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam, do đó sự kiện này là lịch sử.

Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao (ảnh 1)

Câu hỏi trang 6 SGK Lịch sử 6: Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Lời giải:

Khái niệm lịch sử và môn lịch sử:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Câu hỏi trang 7 SGK Lịch sử 6: Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?

Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam (ảnh 1)

Lời giải:

- Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (2/9/1945), đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám (1945), mở ra một kĩ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam (ảnh 1)

Câu hỏi trang 7 Lịch sử 6: Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

Lời giải:

- Học lịch sử giúp chúng ta:

+ Biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Biết và hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ hiện tại và tương lai.

Câu hỏi trang 7 Lịch sử 6: Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

Lời giải:

- Học lịch sử giúp chúng ta:

+ Biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

 

+ Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Biết và hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ hiện tại và tương lai.

Câu hỏi trang 8 Lịch sử 6: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Lời giải:

Có thể biết và phục dựng lại lịch sử thông qua các tư liệu (được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau, như: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết…).

Câu hỏi trang 8 Lịch sử 6: Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?

Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu (ảnh 1)

Lời giải:

- Phân loại:

+ Hình 1.8 thuộc loại hình tư liệu truyền miệng.

+ Hình 1.9 thuộc loại hình tư liệu hiện vật.

+ Hình 1.10 và 1.11 thuộc loại hình tư liệu chữ viết.

- Trong các hình 1.8 đến 1.11, tư liệu gốc là các tư liệu.

Câu hỏi trang 8 Lịch sử 6: Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?

Lời giải:

- Tư liệu truyền miệng nếu khai thác đúng cách, có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.

- Tư liệu hiện vật có thể bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.

- Tư liệu chữ viết cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử.

Tư liệu gốc là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất.

Câu 1 trang 9 Lịch sử 6: Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Lời giải:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Có thể biết và phục dựng lại lịch sử thông qua các tư liệu.

Câu 3 trang 9 Lịch sử 6: Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết:

- Đây là loại sử liệu gì?

- 3 thông tin mà em tìm hiểu được.

Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết (ảnh 1)

Lời giải:

Hình 1.12 - Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Nam Yến (Khánh Hòa, Việt Nam) là tư liệu gốc – tồn tại dưới dạng tư liệu hiện vật.

- Các thông tin lịch sử có thể khai thác được từ hình 1.12:

+ Địa giới hành chính của quần đảo Trường Sa.

+ Lực lượng thực thi việc: thị sát nghiên cứu tại quần đảo Trường Sa.

+ Thời gian tiến hành việc: thị sát nghiên cứu quần đảo Trường Sa.

Câu 4 trang 9 Lịch sử 6: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên. Dân ta là con rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời” (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)

Lời giải:

- Các từ khóa trong đoạn trích thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:

+ “những chuyện vẻ vang của tổ tiên”; “đánh Bắc dẹp Nam”; “yên dân trị nước”.

=> Ý nghĩa phản ánh: học lịch sử để biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ “Dân ta là con Rồng cháu Tiên” => ý nghĩa phản ánh: học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Bài 3: Nguồn gốc loài người

Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Bài 5: Chuyển biến kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lịch sử là gì?
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!