Giải SGK Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11 Bài 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Mở đầu trang 72 Lịch Sử 11: Vậy cuộc cải cách của Minh Mạng diễn ra trong bối cảnh nào? Nội dung cụ thể là gì? Kết quả, ý nghĩa ra sao?

Lời giải:

♦ Bối cảnh: Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy hành chính nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, bộc lộ nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, vua Minh Mạng đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

♦ Nội dung chủ yếu:

- Bộ máy chính quyền trung ương:

+ Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.

+ Hoàn thiện lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn.

+ Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.

- Bộ máy chính quyền địa phương:

+ Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

+ Đối với vùng dân tộc thiểu số: cho đổi các động, sách thành xã, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

- Về bộ máy quan lại:

+ Tuyển chọn quan lại qua khoa cử; trọng dụng người có năng lực và phẩm chất tốt.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng của chế độ “hồi tỵ”.

♦ Kết quả:

- Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.

- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

- Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

♦ Ý nghĩa: hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 11: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.

Lời giải:

♦ Bối cảnh của cuộc cải cách Minh Mệnh:

- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời.

- Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.

+ Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

+ Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn.

- Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn.

=> Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, vua Minh Mạng đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 11: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng

Lời giải:

Kết quả:

Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung, quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ;

+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau.

+ Với sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó.

+ Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.

Luyện tập 1 trang 76 Lịch Sử 11: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng.

Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng

Luyện tập 2 trang 76 Lịch Sử 11: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng.

Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng

Vận dụng trang 76 Lịch Sử 11: Nêu một số nội dung cải cách của Minh Mạng có thể kế thừa trong đời sống xã hội hiện nay.

Lời giải:

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)

+ Dưới thời Minh Mạng, phép “hồi tỵ” có nội dung cơ bản là: (1) quy định người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quán, quê mẹ, quê vợ; (2) những người thân như: anh, em, cha, con, thầy, trò,… không được làm quan cùng một chỗ; (3) đối với nhân viên hành chính: ai quê ở phủ, huyện nào cũng không được làm việc tại cơ quan công quyền của phủ, huyện đó,… Vua Minh Mạng cho thực hiện phép “hồi tỵ” nhằm mục đích đề phòng việc gây bè, kéo cánh, đặt tình cảm riêng lên trên pháp luật, cản trở công việc chung của đất nước. Theo vua Minh Mạng, để bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có đội ngũ quan lại làm việc vô tư, khách quan, không dùng quan hệ gia đình, người thân để nâng đỡ, lập bè phái nhằm mục đích riêng. Những quy định trong chế độ  “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng đã góp phần làm cho bộ máy hành chính được củng cố và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là: tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…  đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu cực trong bộ máy hành chính.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Bài 13: Việt Nam và biển Đông

 

Câu hỏi liên quan

Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam: + Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; + Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ; + Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”. + Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. + Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả. + Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
♦ Bối cảnh của cuộc cải cách Minh Mệnh: - Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời. - Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn. + Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. + Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn. - Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn. => Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, vua Minh Mạng đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.
Xem thêm
♦ Bối cảnh: Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy hành chính nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, bộc lộ nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, vua Minh Mạng đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước. ♦ Nội dung chủ yếu: - Bộ máy chính quyền trung ương: + Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện. + Hoàn thiện lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn. + Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương. - Bộ máy chính quyền địa phương: + Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. + Đối với vùng dân tộc thiểu số: cho đổi các động, sách thành xã, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương. - Về bộ máy quan lại: + Tuyển chọn quan lại qua khoa cử; trọng dụng người có năng lực và phẩm chất tốt. + Mở rộng diện và đối tượng áp dụng của chế độ “hồi tỵ”. ♦ Kết quả: - Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội. - Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước. - Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. ♦ Ý nghĩa: hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.
Xem thêm
- Kết quả: + Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung, quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ; + Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau. + Với sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực. - Ý nghĩa: + Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó. + Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!