Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu hỏi trang 5 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:
- Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Lời giải:
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức Lịch sử:
+ Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
+ Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
Câu hỏi trang 5 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam.
Lời giải:
Sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam |
|
- Hiện thực lịch sử: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
- Nhận thức lịch sử: + Nhận thức 1: Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. + Nhận thức 2: Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do. + …. |
Câu hỏi trang 5 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:
- Giải thích khái niệm Sử học.
Lời giải:
- Sử học là một khoa học nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học
Lời giải:
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,...
- Ví dụ:
+ Bước phát triển về công cụ lao động của con người thời nguyên thủy
+ Hoạt động của các vua chúa, quan lại thời phong kiến
+ Các cuộc chiến tranh thế giới
+ …
Lời giải:
- Chức năng và nhiệm vụ của sử học:
+ Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
+ Nhiệm vụ của Sử học là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.
- Ví dụ: khi nghiên cứu về sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc đổ trước cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nam Việt (năm 179 TCN)
+ Nhiệm vụ của sử học: cung cấp những tri thức khoa học về nguyên nhân thất bại và mốc thời gian sụp đổ của nhà nước Âu Lạc; hướng con người đến tinh thần cảnh giác trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+ Chức năng sử học: từ sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, như: nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù…
Lời giải:
- Đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ đã phản ánh về nhiệm vụ của sử học:
+ Sử học cung cấp những tri thức khoa học, khách quan về lịch sử, giúp con người hiểu đúng về quá khứ (điều này được thể hiện qua câu: “sử chủ yếu ghi chép công việc; mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm”).
+ Sử học còn có nhiệm vụ giáo dục, nêu gương, hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp (điều này được thể hiện qua câu: “tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang Mặt Trời, Mặt Trăng; răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt; người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn”).
Lời giải:
- Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,
+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
Lời giải:
- Câu truyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh về nguyên tắc trung thực khi ghi chép lịch sử (điều này thể hiện qua chi tiết: cha con Thái sử Bá và Nam sử thị không màng đến tính mạng của bản thân, vẫn kiên quyết ghi chép đúng sự thật: Tề Trang Công bị Thôi Trữ sát hại).
- Ý nghĩa của câu truyện “Thôi Trữ giết vua”:
+ Ca ngợi tấm gương trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị.
+ Định hướng, khuyên các nhà sử học khi ghi chép lịch sử cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử…
Lời giải:
Một số lương pháp cơ bản của sử học
- Phương pháp nghiên cứu bao goomg:
+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn Với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
+ Phương pháp Lô-gic: Tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử,..
- Phương pháp trình bày, bao gồm:
+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử
+ Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học
Lời giải:
* Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
- Sử liệu sơ cấp:
+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Giá trị: nguồn sử liệu sơ cấp được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.
- Sử liệu thứ cấp:
+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
+ Giá trị: Nguồn sử liệu thứ cấp thường được coi là tài liệu tham khảo, giúp người đọc tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua các quan điểm, nhận thức khác nhau của các nhà sử học
* Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
- Sử liệu lời nói - truyền khẩu:
+ Là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
+ Giá trị: nguồn sử liệu này thường không cho beiets chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
- Sử liệu hiện vật:
+ Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…
+ Giá trị: các sử liệu hiện vật phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của cọn người trong quá khứ.
- Sử liệu hình ảnh:
+ Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...
+ Giá trị: các sử liệu hình ảnh phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và tinh thần của cọn người trong quá khứ.
- Sử liệu thành văn:
+ Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...
+ Giá trị: nguồn sử liệu thành văn cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người trong quá khứ.
Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 10: Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?
Lời giải:
- Sơ đồ hình 1.3 phản ánh:
+ Phương pháp (nghiên cứu) lịch sử của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã mô tả các sự kienj tiêu biểu trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 - 1986
+ Phương pháp (trình bày) lịch đại của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã trình bày các sự kiện lịch sử theo thời gian trước – sau, giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong những năm 1030 – 1086.
Luyện tập và Vận dụng (trang 12)
Lời giải:
- Ý nghĩa từ lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
+ Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. (Điều này thể hiện qua chi tiết: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần”).
+ Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép, nhận thức lịch sử, chúng ta cần phải đề cao nguyên tắc trung thực (tôn trọng những gì đã diễn ra trong quá khứ, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử) và nguyên tắc khách quan (cần nhận thức lịch sử dưới góc nhìn đa chiều, không nên nhận thức phiến diện, một chiều).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lời giải:
- Câu nói của Gioóc-giơ Ô-oen có thấy tầm quan trọng của Lịch sử đối với sự phát triển của một dân tộc:
+ Học tập lịch sử giúp con người hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; quá trình đấu ranh dựng nước và giữ nước của cha ông; từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do tổ tiên trong quá khứ để lại
+ Học lịch sử giúp con người có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
=> Do đó, nếu phủ nhận hoặc xóa bỏ lịch sử, thì con người sẽ không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia, dân tộc mình; đồng thời sẽ sản sinh ra một thế hệ người sống “vô thức”. Có thể nói đó là những “người máy”, không biết gì về quê hương, dòng họ, dân tộc; không có sự yêu thương,đùm bọc, chia sẻ; không có sự trân trọng các giá trị văn minh… Nếu như cộng đồng người “vô thức” ấy ngày một nhiều, sẽ dẫn đến sự diệt vong của quốc gia, dân tộc.
Lời giải:
Nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945 là:
- Sử liệu thành văn có tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập (của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Sử liệu hình ảnh có:
+ Băng ghi hình về sự kiện ngày 2/9/1945. Link video tham khảo:
https://www.youtube.com/watch?v=jct6M41i7EA
+ Ảnh chụp quang cảnh sự kiện ngày 2/9/1945
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác