Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải:
♦ Câu trả lời 1:
- Hình ảnh trên nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
+ Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề "dương danh hiển gia" được đề cao.
+ Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
♦ Câu trả lời 2:
- Hình ảnh trên nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương của dân tộc Việt Nam.
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của người dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng; là tín ngưỡng cơ bản, phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam trong nước và Việt kiều ở nước ngoài.
+ Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là quá trình diễn tiến từ thấp đến cao và liên tục được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Các Vua Hùng được suy tôn chính là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành loại hình tín ngưỡng văn hóa tôn giáo đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần/tâm linh của các thế hệ người dân Việt Nam; là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh dân tộc Việt.
+ Ngày 6-12-2012, UNESCO chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản này là một biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 147
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải:
Nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Suy nghĩ của chị M là đúng, vì pháp luật quy định công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Suy nghĩ, băn khoăn của bố mẹ chị M là không đúng, vì pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo (khoản 1 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
+ Trường hợp 2: Suy nghĩ về việc nếu anh T muốn ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh phải từ bỏ tôn giáo mà mình đang theo là suy nghĩ sai lệch, không phù hợp pháp luật. Vì từ bỏ tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền của công dân, không phải nghĩa vụ công dân. Việc anh T ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phụ thuộc vào việc theo tôn giáo nào.
Lời giải:
Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm quyền công dân của mỗi người, đồng thời đảm bảo hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vì quyền và lợi ích của công dân, nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 149
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải:
Ở trường hợp 2, hành vi của một số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lập diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội nhằm thu lợi bất chính, cùng hành vi bán thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc là hành vi không thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những hành vi trái pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Lời giải:
Hậu quả của các hành vi vi phạm trong trường hợp 2:
+ Các hành vi vi phạm trong trường hợp 2 có thể gây ra hậu quả xấu đến sức khoẻ, tài sản và tính mạng của người dân.
+ Các hành vi vi phạm này, tuỳ theo tính chất và mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm Hình sự, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 150
3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải:
Suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong các trường hợp:
- Suy nghĩ, việc làm của gia đình anh H ở trường hợp 1 và của học sinh lớp X trong trường hợp 2 là thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Những suy nghĩ và việc làm thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:
+ Gia đình anh H thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng tôn giáo, vừa thể hiện truyền thống, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
+ Các bạn HS lớp X đi tham quan di tích lịch sử – văn hoá là một cơ sở tôn giáo là thể hiện trách nhiệm công dân học tập tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Lời giải:
Nếu là M trong tình huống, em sẽ giải thích cho các bạn hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là phải đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. Vì vậy, không nên chia tách lớp thành các nhóm theo tôn giáo và không theo tôn giáo.
Lời giải:
- Suy nghĩ của M trong tình huống là sai, không phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nếu là bạn của M, em sẽ giải thích để M thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 150 KTPL 11: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là nghĩa vụ của mỗi công dân.
B. Mỗi người chỉ được theo một tín ngưỡng hoặc tham gia một tôn giáo là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam.
D. Công dân được tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.
Lời giải:
- Đồng ý với các nhận định: A, C, D.
- Không đồng ý với nhận định: B.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 151
A. Anh H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh cho người dân để trục lợi.
B. Chị P là tín đồ tôn giáo thực hiện tốt cả việc đạo và việc đời; luôn tuân thủ và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Bố mẹ T ép buộc T phải theo một tôn giáo mà gia đình đang theo. D. Khi biết gia đình chị H theo tôn giáo, gia đình bà B đã tìm cách ngăn cản con trai mình kết hôn với chị H.
E. Chị N và anh G cùng tốt nghiệp ở một trường đại học, cả hai người đều có đủ điều kiện và đạt yêu cầu tuyển dụng của Công ty K nhưng Giám đốc Công ty K lại kí quyết định nhận anh G vào làm việc với lí do anh G là người không theo tôn giáo.
Lời giải:
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là: A, C, D, E
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước;
+ Xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường;
+ Gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân;
+ Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
+ Đối với người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì: tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lời giải:
- Những việc nên làm:
+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan.
+ Tỏ thái độ tôn trọng đối với những người theo tôn giáo; thành kính đối với các cơ sở tôn giáo;
+ Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới tham quan các cơ sở tôn giáo;
+ Sử dụng ngôn từ phù hợp, tích cực khi viết bài giới thiệu về các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương...
+ Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
+ …..
- Những việc không nên làm:
+ Tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;
+ Lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động chống phá nhà nước
+ Tỏ thái độ kì thị, chia rẽ, phân biệt đối xử giữa những người theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
+ …
Luyện tập 4 trang 151 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Ở xã X thuộc tỉnh H, người dân theo các tôn giáo khác nhau và chung sống rất đoàn kết. Gần đây, xuất hiện một số người đến xã X lấy danh nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền về một tôn giáo mới. Từ khi nhóm người này xuất hiện thì nhiều người dân trong xã trở nên sống khép kín, ít giao lưu, có người còn từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và tụ tập làm mất trật tự an toàn xã hội.
Nếu là người dân của xã X, em sẽ làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tin ngưỡng và tôn giáo?
Lời giải:
Nếu là người dân của xã X, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự di tín ngưỡng, tôn giáo, em sẽ không tham gia và vận động mọi người không thai gia vào các hoạt động do tôn giáo này tổ chức, đồng thời đấu tranh với hành vi lôi kéo, dụ dỗ nhân dân theo tôn giáo mới.
Luyện tập 4 trang 151 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
b. Thấy hàng xóm có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, B không đồng tình nhưng không biết làm cách nào để ngăn cản hành vi đó.
Nếu là B, em sẽ xử li như thế nào?
Lời giải:
Nếu là B, em sở báo cho chính quyền địa phương về hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Vận dụng
Lời giải:
- Một số việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày:
+ Tỏ thái độ tôn trọng, thành kính khi tham quan các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Không lấy lí do theo hay không theo tôn giáo của bạn bè để chê bai, đùa giỡn;
+ Tôn trọng các quy tắc về trang phục, ăn uống, sinh hoạt của những bạn bè theo tôn giáo..
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về: quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Lời giải:
(*) Sản phẩm tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền “Một số quy định pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”
- Trang số 1:
- Trang số 2:
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin