Giải SGK Kinh tế Pháp luật 11 (Cánh diều) Bài 6: Lạm phát

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 6: Lạm phát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát

Mở đầu trang 38 KTPL 11: Em hãy liệt kê một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên trong thời gian qua và chia sẻ với các bạn.

Lời giải:

- Tính đến thời điểm tháng 3/2023, một số loại hàng hóa trên thị trường có giá cả biến động theo xu hướng tăng lên là:

+ Các mặt hàng thực phẩm, như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…

+ Dịch vụ vận tải.

+ Vật liệu xây dựng.

+ Năng lượng (điện, xăng dầu,…)

+ Các mặt hàng thời trang, đồ trang sức.

+ Các mặt hàng thiết bị và đồ dùng gia đình.

+ Thuốc và dịch vụ y tế.

1. Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

Câu hỏi trang 39 KTPL 11: a) Từ thông tin 2, em hãy cho biết năm 2021, giá cả các mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng nào.

Từ thông tin 2, em hãy cho biết năm 2021, giá cả các mặt hàng thiết yếu

Lời giải:

So với năm 2020, trong năm 2021, ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu đã thay đổi theo xu hướng tăng lên. Cụ thể là:

- Giá xăng dầu tăng 31,74%, giá gas tăng 25,89%;

- Giá gạo tăng 5,79%;

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03%;

- Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87%.

Câu hỏi trang 39 KTPL 11: b) Từ thông tin 1, 2 em hãy cho biết lạm phát là gì. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có những loại hình lạm phát nào?

Từ thông tin 1, 2 em hãy cho biết lạm phát là gì. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát

Lời giải:

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:

+ Lạm phát vừa phải (khi tỉ lệ lạm phát dưới 10%): giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.

+ Lạm phát phi mã (khi tỉ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%): đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.

+ Siêu lạm phát (khi tỉ lệ lạm phát từ 1000% trở lên): đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

2. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

Câu hỏi trang 40 KTPL 11: a) Từ thông tin 1, em hãy cho biết có những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát.

Từ thông tin 1, em hãy cho biết có những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát

Lời giải:

Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là:

- Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

- Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết (ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,... ) làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

- Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

Câu hỏi trang 40 KTPL 11: b) Từ trường hợp 1 và 2, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì?

Từ trường hợp 1 và 2, em hãy cho biết lạm phát gây ra những hậu quả gì

Lời giải:

Hậu quả của lạm phát:

- Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa, từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.

- Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí, như: làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng tình trạng phân hoá giàu - nghèo,....

3. Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

Câu hỏi trang 42 KTPL 11: a) Từ thông tin, em hãy cho biết Chính phủ có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?

Từ thông tin, em hãy cho biết Chính phủ có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát

Lời giải:

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

Câu hỏi trang 42 KTPL 11: b) Theo em, công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?

Theo em, công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát

Lời giải:

Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 43 KTPL 11: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.

B. Lạm phát do chi phí đẩy xuất hiện khi người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...

C. Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng

D. Lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết xuất hiện khi ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,...

Lời giải:

- Nhận định A, sai. Vì: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền luyện tập tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhận định B, sai, vì: Lạm phát chi phí đẩy xuất hiện khi chi phí sản xuất gia trăng, làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

- Nhận định C, sai: Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi: tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ….).

- Nhận định D, đúng: Khi lượng tiền trong lưu thông tăng vượt mức cần thiết (ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy), làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên => dẫn đến lạm phát.

Luyện tập 2 trang 43 KTPL 11: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

lao động, việc làm

a) Dựa trên tỉ lệ lạm phát của từng năm, em hãy sắp xếp các năm trong giai đoạn 2004 - 2013 thành hai nhóm: nhóm lạm phát vừa phải và nhóm lạm phát phi mã.

b) Em hãy tìm hiểu thông tin về siêu lạm phát trên thế giới và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Trong giai đoạn 2004 - 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát vừa phải (0% < CPI < 10%) là: 2004, 2005, 2006, 2009, 2012 và 2013.

- Trong giai đoạn 2004 - 2013, các năm có tỉ lệ lạm phát phi mã (10% ≤ CPI < 1000%) là: 2007, 2008, 2010 và 2011.

♦ Yêu cầu b) Thông tin về một số vụ siêu lạm phát trên thế giới:

- Ở Đức (năm 1921 - 1923):

+ Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ Mác để đổi lấy 1 đô la Mỹ.

+ Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng tiền để đốt thay cho củi và than.

- Ở Zimbabwe (năm 2000 - 2009):

+ Siêu lạm phát đã quét sạch các khoản tiết kiệm của người dân, khiến họ không thể mua nổi các nhu yếu phẩm hàng ngày. Tại cửa hàng ở các địa phương, 12 triệu đô la Zimbabwe chỉ mua được một bó rau héo úa; 10 triệu đô la Zimbabwe chưa chắc mua được ổ bánh mì vì thực phẩm khan hiếm.

+ Trong những năm 2008 - 2009, lạm phát đạt đến đỉnh điểm với mức CPI đạt hơn 500 tỉ %. Đồng tiền của Zimbabwe đã giảm tới mức kỷ lục, khi 25 triệu đô la Zimbabwe chỉ đổi được 1 đô la Mỹ.

+ Có những thời điểm, Chính phủ Zimbabwe cho in tờ tiền có mệnh giá cao nhất là 100 nghìn tỉ để người dân không phải vác cả bao tải tiền khi đi mua sắm, nhưng tờ tiền 100 nghìn tỉ đó cũng chỉ đủ để người dân mua vé xe buýt đi lại trong 1 tuần.

Luyện tập 3 trang 43 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:

(1) Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc;

(2) Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;

(3) Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Câu hỏi:

a) Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng lượng tiền mặt trong lưu thông?

b) Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện (trong giai đoạn 2008 - 2009) đã làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

♦ Yêu cầu b) Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2009 đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Cụ thể: đưa mức lạm phát từ 19,89% vào năm 2008 xuống còn 6,52% vào năm 2009.

Luyện tập 4 trang 44 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát? Vì sao?

A. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời.

C. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí.

D. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi.

Lời giải:

- Những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát là:

+ Hành vi B. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời => Vì: vi phạm khoản a) Điều 10, Luật Giá năm 2012.

+ Hành vi C. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí => Vì: vi phạm khoản c) Điều 10, Luật Giá năm 2012.

+ Hành vi D. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi => Vì: hành động đầu cơ, găm hàng sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường, dẫn đến việc đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

Vận dụng

Vận dụng trang 44 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn trong lớp sưu tầm những bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay hoặc tìm hiểu về tình hình biến động giá cả ở địa phương để làm thành một tập san.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:Nỗ lực kiểm soát và kiềm chế lạm phát của nhà nước Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022

- Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị.

- Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của lạm phát đến phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, một số chính sách rất hiệu quả như:

+ Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022;

+ Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022;

+ Giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022;

+ Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu;

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động;

+ Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

- Nhờ những giải pháp đồng bộ ấy, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,87%. Tính riêng trong quý III/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Giao thông tăng 10,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,03%; giáo dục tăng 1,84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17%.

- Như vậy, có thể thấy: các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành của nhà nước đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Xem thêm lời giải bài tập sgk Kinh tế và Pháp Luật 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 
 
 
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!