Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 5: Ngân sách nhà nước

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

Mở đầu trang 27 KTPL 10:Ngân sách nhà nước là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.Ngân sách nhà nước thường được phân bổ để thực hiện các lợi ích chung của quốc gia, trong đó có giáo dục – đào tạo. Hằng năm, Nhà nước thường xuyên có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên, đầu tư kinh phí cho giáo dục.

Theo em, các khoản kinh phí đầu tư cho giáo dục được lấy từ nguồn nào? Em hãy chia sẻ ý nghĩa của các khoản hỗ trợ và đầu tư đó đối với sự phát triển của giáo dục – đào tạo.

Trả lời:

- Khoản kinh phí đầu tư cho giáo dục được lấy từ: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

- Ý nghĩa của các khoản hỗ trợ, đầu tư đó:

+ Giúp xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, chất lượng.

+ Giúp các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được tới trường; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên có thành tích tốt đóng góp cho nền giáo dục…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 28 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Ngày 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó:

Kinh tế 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước - Cánh diều (ảnh 1)

a) Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào? Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận nào?

b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?

c) Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước?

d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: tổng chi ngân sách và tổng thi ngân sách

- Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Yêu cầu b) Ngân sách là nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.

Yêu cầu c) Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Yêu cầu d) Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi trang 29 KTPL 10:

Em hãy đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Đoạn hội thoại:

Nhóm của Tuấn thảo luận với nhau về vai trò của ngân sách nhà nước. Một số ý kiến được đưa ra đề thảo luận như sau:

- Tuấn: Theo tớ, nguồn tiền được huy động vào ngân sách nhà nước là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

- Dũng: Nói như cậu cũng đúng, nhưng mình thấy ngân sách nhà nước còn được dùng để điêu tiết thu nhập: Nhà nước thu thuế của người có thu nhập cao, cho các hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

- Nghĩa: Chưa hết đâu, tớ còn đọc được thông tin Nhà nước sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế, bình ổn giá cả hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện,...

- Hạnh: Tớ xem tivi thấy năm vừa qua, Nhà nước còn đầu tư ngân sách cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để bảo vệ Tổ quốc,...

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét các ý kiến trong đoạn hội thoại. Nếu em tham gia vào hội thoại đó, em hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò của ngân sách nhà nước.

b) Em hãy sơ đồ hoá vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển của đất nước.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Nhận xét: Ý kiến của các bạn: Tuấn, Dũng, Nghĩa, Hạnh đều đúng về vai trò của ngân sách nhà nước

- Ý kiến của em về vai trò của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của quốc gia. Cụ thể là:

+ Là công cụ củng cố bộ máy quản lí của nhà nước.

+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia.

+ Phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững

+ Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát.

+ Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...

+ Mở rộng quan hệ đói ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu b)

(*) Sơ đồ tham khảo

Kinh tế 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước - Cánh diều (ảnh 1)

3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

Câu hỏi trang 30 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

 Luật Ngân sách nhà nước số 83/201 5/QH13 quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước như sau:

 Điều 34. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước

1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.

3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

a) Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước là gì?

b) Theo Luật Ngân sách nhà nước, công dân cỏ những quyền gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước:

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

Yêu cầu b) Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính-ngân sách theo quy định của pháp luật.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 31 KTPL 10Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.

B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được dùng để chi trả các khoản chi tiêu của Nhà nước.

C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong một thời gian nhất định.

D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trả lời:

- Nhận định A sai. Vì: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) chứ không phải quỹ tiền tệ thiết lập hằng năm.

- Nhận định B sai. Vì: ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu – chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Ngân sách nhà nước được chi ra cho nhiều khoản, như: dự phòng ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển; chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương, tinh giảm biên chế, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính…

- Nhận định C sai. Vì: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhận định D đúng. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Luyện tập 2 trang 31 KTPL 10: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước? Vì sao?

A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.

Trả lời:

Nội dung đáp án D (Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước) không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Các đặc điểm của ngân sách nhà nước:

+ Bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định

+ Được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền

+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp

+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

Luyện tập 3 trang 31 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Thông tin: Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giáo dục nghệ nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm, ngân sách nhà nước đêu ưu tiên bó trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghẻ đâm bảo tỉ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đối mới căn bản, toàn diện giao dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244 835 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 28 335 tỉ đồng, ngân sách địa phương 216 500 tỉ đồng); năm 2020 là 258 750 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 30 250 tỉ đồng, ngân sách địa phương 228 500 tỉ đồng).

 (Theo Thời báo tài chính Việt Nam, ngày 12/5/2020)

a) Tại sao Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp?

b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp vì: giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dụng quốc dân, chi tiêu ngân sách để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Yêu cầu b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là: 

- Giúp cho hệ thống giáo dục ngày càng phát triển, đảm bảo tỉ lệ dạy nghề theo quy định.

- Giúp đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Luyện tập 4 trang 32 KTPL 10Em hãy đọc tình huồng dưới đây và trả lời câu hỏi

Bà X có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước nhưng bà đã kê khai không chính xác thu nhập của mình để không phải nộp tiền vào ngân sách. Biết hành vi của mẹ là sai, Q đã khuyên mẹ nên thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách.

a) Em hãy nhận xét việc làm của bà X trong tình huống trên.

b) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Q? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc làm của bà X trong tình huống trên là sai, vi phạm pháp luật. Vì: Nghĩa vụ nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc với các công dân.

Yêu cầu b) Em đồng tình với việc làm của anh Q. Vì: công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của Pháp luật.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 32 KTPL 10Em hãy tìm hiểu nguồn thu ngân sách địa phương tại nơi em sinh sống và chia sẻ kết quả tìm hiểu với các bạn.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Các nguồn thu hiện nay của địa phương

Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, gồm: thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí môn bàil lệ phí trước bạ; nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện…

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế bảo vệ môi trường…

Vận dụng 2 trang 32 KTPL 10Viết bài luận ngắn (khoảng 300 từ) thể hiện sự phê phán của em về một hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước mà em biết.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Nhận diện các hành vi trốn thuế và đề xuất một số giải pháp

- Trong cuộc đấu tranh chống gian lận về thuế, nhận diện được các hành vi trốn thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, có như vậy mới có thể đề ra được những giải pháp hữu hiệu, nâng cao năng lực quản lý của ngành Thuế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhận diện một số hành vi trốn lậu thuế trong thực tiễn, bài viết đề xuất một số định hướng, qua đó góp phần phòng, chống hành vi trốn lậu thuế hiệu quả.

- Các hành vi trốn thuế đối với hàng hóa nội địa:

Thành lập doanh nghiệp “ma”.

+ Tạo các nghiệp vụ không có thực.

+ Ghi nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua vào

+ Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế

+ Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định

+ Sổ sách kế toán không phản ánh đầy đủ

Các hành vi trốn lậu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Buôn lậu

+ Khai sai chủng loại hàng hoá, thiếu số lượng

+ Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

+ Gian lận trong giá tính thuế

Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế

+ Nâng chi phí đầu vào và ép giá đầu ra

+ Tạo giao dịch bán hàng giả mạo

Định hướng hỗ trợ phòng, chống tình trạng trốn lậu thuế hiệu quả:

+ Hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế.

+ Hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế.

+ Tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

+ Tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, các tổ chức đại lý thuế...

+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật giáo dục - hỗ trợ về thuế cho mọi đối tượng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp Luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 6: Thuế

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Bài 8: Tín dụng

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!