Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
2. Nêu cách sử dụng các dụng cụ quan sát trong hình 25.1.
Trả lời:
1. Dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị:
- Kính lúp
- Máy ảnh
- Găng tay
- Sổ và bút
- Phanh
- Vợt
- Hộp nuôi sâu bọ
Bể kính/hộp dựng mẫu sống
2. Cách sử dụng các dụng cụ:
Tên dụng cụ |
Cách sử dụng |
Kính lúp cầm tay |
Dùng để quan sát các sinh vật nhỏ bé |
Máy ảnh |
Dùng để chụp các mẫu thực vật, động vật |
Găng tay |
Dùng để bảo vệ tay khi cần lấy mẫu |
Sổ và bút |
Dùng để ghi chép những điều cần lưu ý |
Phanh |
Dùng để gắp/kẹp mẫu |
Vợt bắt sâu bọ |
Dùng để bắt sâu bọ |
Hộp nuôi sâu bọ |
Dùng để nuôi sâu bọ |
Bể kính/hộp đựng |
Dùng để chứa mẫu sống |
Trả lời:
1. Điều cần chú ý khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên:
- Cần tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên phụ trách
- Không tự ý tách nhóm
- Không sử dụng dụng cụ thực hành vào mục đích khác
2.
- Những điều cần làm:
+ Quan sát các sinh vật
+ Chụp ảnh các sinh vật
+ Thu mẫu một số động vật
+ Hoàn thành phiếu quan sát
- Những điều cần ghi chép:
+ Tên các loài thực vật, động vật đã quan sát
+ Địa điểm quan sát được các sinh vật
+ Môi trường sống của các sinh vật
+ Nhóm phân loại của các sinh vật
+ Vai trò của các loài sinh vật đó
+ Một số điều cần lưu ý (nếu có)
Câu hỏi trang 136 KHTN lớp 6: Viết báo cáo về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên theo mẫu
Trả lời:
Mẫu báo cáo thực hành:
Họ và tên: Nguyễn Văn X
Lớp: 6A1
Địa điểm tìm hiểu sinh vật: Công viên Thống Nhất
Nội dung tìm hiểu: Sự đa dạng các loài thực vật có trong công viên Thống Nhất
Kết quả tìm hiểu:
Phiếu quan sát thực vật
TT |
Tên cây |
Nơi quan sát được |
Môi trường sống |
Nhóm thực vật |
Vai trò của cây |
Ghi chú |
1 |
Cây đa |
Công viên Thống Nhất |
Trên cạn |
Hạt kín |
- Cho bóng mát - Là nơi cư trú của nhiều sinh vật - Lọc bớt CO2 và bụi trong không khí |
|
2 |
Cây phượng |
Trên cạn |
Hạt kín |
|||
3 |
Cây xà cừ |
Trên cạn |
Hạt kín |
Xem thêm lời giải SGK KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống