Giải SGK Địa Lí 10 (Cánh diều) Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí Bài 17. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa Lí 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Mở đầu trang 62 Địa Lí 10: Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư như thế nào? Đô thị hóa chịu tác động của các nhân tố nào và có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường?

Lời giải:

- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư. Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư,

- Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động, phổ biến văn hóa và lối sống đô thị,…

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

  • Câu hỏi trang 63 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:

    - Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ.

    - Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.

    Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên

    Lời giải:

    - Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư.

    + Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,... dân cư thường đông đúc.

    + Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt.

    + Ví dụ: Đông Á, Nam Á có khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ -> Dân cư tập trung đông đúc. Hoang mạc Xahara có khí hậu khắc nghiệt -> Không có dân cư sinh sống.

    - Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại. Ví dụ: Châu Âu, Hoa Kì có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao -> Có sức hút đối với người lao động, dân cư tập trung đông đúc.

    - Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á -> Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều đồng bằng rộng lớn, cái nôi của các nền văn minh lúa nước, có nhiều nhà máy xí nghiệp. Khu vực thưa dân: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Phi,… -> Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, băng tuyết hoặc hoang mạc rộng lớn khó phát triển kinh tế và định cư.

  • Đô thị hóa

    • Câu hỏi trang 63 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy:

      - Cho biết những biểu hiện của đô thị hóa. Lấy ví dụ minh hoạ.

      - Phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa.

      Lời giải:

      *Biểu hiện của đô thị hóa

      - Mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị.

      - Tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị.

      - Phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

      * Các nhân tố tác động đến đô thị hóa

      - Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị; Quy định chức năng đô thị.

      - Tự nhiên (Địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...): Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị; Khả năng mở rộng không gian đô thị; Chức năng, bản sắc đô thị.

      - Kinh tế - xã hội (Dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,...): Mức độ và tốc độ đô thị hóa; Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống,...; Quy mô và chức năng đô thị; Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

    • Câu hỏi trang 64 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

      Lời giải:

      * Tích cực

      - Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

      - Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động.

      - Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị.

      - Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện (trong lành, an toàn, tiện nghi);...

      * Tiêu cực

      - Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả.

      - Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở và gia tăng tệ nạn xã hội.

      - Chất lượng môi trường không đảm bảo (ô nhiễm nước, không khí, đất).

    • Luyện tập & Vận dụng (trang 64)

Câu hỏi liên quan

a) Tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020 (Đơn vị: %) c) Nhận xét và giải thích - Dân số thế giới ngày càng tăng và tăng thêm 5259 triệu người. - Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng và tăng thêm 26,6%. - Nguyên nhân + Dân số tăng do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao, đặc biệt là ở các khu vực châu Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á. Điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế phát triển giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và tuổi thọ tăng lên,… + Tỉ lệ dân thành thị tăng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, một lượng lớn người dân nông thôn vào khu vực đô thị tìm việc làm, định cư,…
Xem thêm
* Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,...
Xem thêm
- Giải thích + Mật độ dân số tăng liên quan đến sự gia tăng dân số ở các châu lục khác nhau. + Châu Á và châu Phi là các quốc gia có gia tăng tự nhiên cao, ở châu Á riêng Ấn Độ và Trung Quốc dân số đã gần 3 tỉ người (thế giới khoảng 7 tỉ người). Ở châu Âu và châu Đại Dương dân số tăng chủ yếu do gia tăng cơ học (số người nhập cư), còn gia tăng tự nhiên thấp, nhiều quốc gia còn dưới 0 -> Mật độ dân số thấp hay cao phụ thuộc vào gia tăng dân số thực tế (gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học).
Xem thêm
- Quá trình đô thị hóa chịu tác động cả nhân tố tự nhiên và kinh tế, xã hội.
Xem thêm
- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư. Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, - Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động, phổ biến văn hóa và lối sống đô thị,…
Xem thêm
- Các nhân tố tự nhiên có tác động quan trọng đến sự phân bố dân cư. + Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,... dân cư thường đông đúc. + Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt. - Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại. Ví dụ: Châu Âu, Hoa Kì có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao -> Có sức hút đối với người lao động, dân cư tập trung đông đúc. - Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á -> Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều đồng bằng rộng lớn, cái nôi của các nền văn minh lúa nước, có nhiều nhà máy xí nghiệp. Khu vực thưa dân: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Phi,… -> Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, băng tuyết hoặc hoang mạc rộng lớn khó phát triển kinh tế và định cư.
Xem thêm
- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian, biến động theo thời gian.
Xem thêm
- Học sinh xem phần câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
Một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa tới môi trường - Phát triển đô thị vệ tinh -> Hạn chế số dân vào các đô thị lớn sinh sống. - Phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. - Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế riêng có để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, - Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch - Quy hoạch lại đô thị, tăng diện tích cây xanh đô thị, quản lí chặt chẽ xây dựng,…
Xem thêm
Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!