Digoxin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng

Digoxin thuộc nhóm thuốc được gọi là glycoside tim mạch. Nó hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến một số khoáng chất (natri và kali), giúp làm giảm áp lực cho tim, duy trì nhịp tim bình thường, ổn định và khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về công dụng, liều dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng Digoxin.

Digoxin là thuốc gì?

Hoạt chất: Digoxin 

Biệt dược: Digox, Lanoxin, Lanoxicaps, Cardoxin. 

Nhóm thuốc: Chống loạn nhịp, tăng lực co cơ tim. 

Digoxin có nguồn gốc từ lá cây Digitalis Lanata, giúp tim đập mạnh và đều đặn hơn, thường được sử dụng để điều trị suy tim. 

Ngoài ra, Digoxin cũng được chỉ định trong trường hợp rung nhĩ, một chứng rối loạn nhịp của tâm nhĩ. 

Thận trọng và lưu ý trước khi dùng

Digoxin không được kê đơn cho những người bị đau tim. Nguồn ảnh: WordPress.comDigoxin không được kê đơn cho những người bị đau tim. Nguồn ảnh: WordPress.comKhông nên sử dụng Digoxin nếu bị rung thất (rối loạn nhịp của tâm thất) hoặc dị ứng với thuốc. 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh, hãy cho bác sĩ biết nếu đã từng mắc phải: 

  • Một tình trạng nghiêm trọng về tim như "hội chứng xoang bệnh lý" hoặc "block nhĩ thất" (trừ khi có máy tạo nhịp)
  • Đau tim
  • Nhịp tim chậm gây ngất xỉu
  • Hội chứng Wolff-Parkinson-White (nhịp tim nhanh đột ngột)
  • Bệnh thận
  • Mất cân bằng điện giải chẳng hạn như hạ canxi, kali hoặc magie máu
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Gần đây bị nôn mửa hoặc tiêu chảy 

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của Digoxin lên thai nhi, thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Tuy nhiên, suy tim hoặc rung nhĩ khi mang thai có thể gây ra các biến chứng như đẻ non, trẻ nhẹ cân hoặc nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé. Lợi ích của việc điều trị các bệnh tim với Digoxin có thể lớn hơn bất kỳ rủi ro nào đối với thai nhi. 

Có nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng Digoxin trong thời kỳ cho con bú. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dự định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú. 

Cách sử dụng digoxin như thế nào? 

Dùng Digoxin theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng thuốc. 

Cố gắng dùng thuốc bằng đường uống vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. 

Đối với thuốc dạng lỏng, lắc đều hỗn dịch uống trước khi dùng. Sử dụng ống định lượng hoặc thiết bị đo liều có sẵn trong hộp để lấy đúng hàm lượng thuốc. Nếu không có thiết bị đo liều, hãy hỏi ý kiến dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

Dùng thuốc thường xuyên ngay cả khi bệnh ổn định hoặc không có triệu chứng.  

Digoxin có thể được dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ thực hiện tiêm cho bạn nếu không thể dùng thuốc bằng đường uống. 

Huyết áp và nhịp tim sẽ cần được kiểm tra hàng ngày. 

Có thể cần làm xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng thận thường xuyên.  

Không nên ngừng dùng thuốc đột ngột, vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt. 

Liều lượng khuyến nghị của Digoxin

Liều lượng khuyến nghị của Digoxin

Liều thông thường điều trị bệnh suy tim sung huyết cho người lớn 

Liều nạp: 

Liều Digoxin cao nhất trong cơ thể từ 8-12 mcg/kg thường mang lại hiệu quả điều trị với nguy cơ ngộ độc tối thiểu ở hầu hết bệnh nhân suy tim và nhịp xoang bình thường. 

Nên chia liều thành nhiều phần nhỏ bằng khoảng một nửa tổng số được đưa ra ở liều khởi đầu. Các liều bổ sung có thể được dùng cách nhau 6-8 giờ.  

Cần xem xét đánh giá cẩn thận đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân trước mỗi liều bổ sung. Nếu đáp ứng của bệnh nhân đòi hỏi sự thay đổi so với liều tải tính toán của Digoxin thì việc tính toán liều duy trì phải dựa trên số lượng thực tế được đưa ra. 

Dạng viên nén: 

  • Liều khởi đầu: 500-750 mcg thường phát huy tác dụng trong 0,5-2 giờ và hiệu quả tối đa trong 2-6 giờ
  • Các liều bổ sung từ 125-375 mcg có thể được dùng trong khoảng thời gian từ 6-8 giờ cho đến khi ghi nhận đầy đủ triệu chứng lâm sàng
  • Lượng thuốc thông thường mà 1 bệnh nhân 70kg cần là 8-12 mcg/kg và tối đa là 750-1250 mcg 

Dạng viên nang: 

  • Liều khởi đầu: 400-600 mcg thường phát huy tác dụng trong 0,5-2 giờ và hiệu quả tối đa trong 2-6 giờ
  • Liều bổ sung từ 100-300 mcg có thể được dùng thận trọng cách nhau 6-8 giờ cho đến khi ghi nhận được bằng chứng lâm sàng về tác dụng thích hợp
  • Lượng thuốc thông thường mà 1 bệnh nhân 70kg cần là 8-12 mcg/kg và tối đa là 600-1000 mcg 

Dạng thuốc tiêm:

  • Liều khởi đầu: 400-600 mcg thường phát huy tác dụng trong 5-30 phút và hiệu quả tối đa trong 1-4 giờ
  • Liều bổ sung từ 100-300 mcg có thể được dùng thận trọng cách nhau 6-8 giờ cho đến khi ghi nhận được bằng chứng lâm sàng về tác dụng thích hợp
  • Lượng thuốc thông thường mà 1 bệnh nhân 70kg cần là 8-12 mcg/kg và tối đa là 600-1000 mcg
  • Đường tiêm thường được sử dụng để mang lại hiệu quả nhanh chóng từ việc chuyển đổi dạng viên nén hoặc nang Digoxin để điều trị duy tr 

Liều duy trì: 

  • Liều Digoxin dạng viên nén được sử dụng trong các thử nghiệm có đối chứng ở bệnh nhân suy tim dao động từ 125- 500 mcg x 1 lần/ngày
  • Trong các nghiên cứu này, nhìn chung liều lượng đã được chuẩn độ theo tuổi, trọng lượng cơ thể và chức năng thận của bệnh nhân
  • Điều trị thường được bắt đầu với liều 250 mcg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân dưới 70 tuổi có chức năng thận tốt 

Liều thông thường điều trị rung nhĩ cho người lớn 

Nồng độ Digoxin cao nhất, cơ thể dự trữ lớn hơn 8-12 mcg/kg cần thiết cho hầu hết bệnh nhân suy tim và nhịp xoang bình thường đã được sử dụng để kiểm soát nhịp thất ở bệnh nhân rung nhĩ. 

Liều điều trị rung nhĩ mạn tính nên được điều chỉnh đến liều tối thiểu để đạt được sự kiểm soát nhịp thất mong muốn mà không gây ra tác dụng phụ. 

Liều thông thường điều trị rung nhĩ cho trẻ 

Không sử dụng hết toàn bộ liều cùng một lúc mà chia thành nhiều từng liều nhỏ bằng khoảng một nửa tổng liều đầu tiên. Các liều nhỏ bổ sung được dùng cách nhau 6-8 giờ (đường uống) hoặc 4 đến 8 giờ (đường tiêm). Nên chia liều hàng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. 

Chỉ dùng đường tiêm trong trường hợp khẩn cấp hoặc không thể uống được. Tiêm tĩnh mạch được ưu tiên hơn tiêm bắp vì có thể gây đau dữ dội tại chỗ tiêm. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc theo đường tiêm bắp thì nên tiêm sâu vào cơ sau đó xoa bóp nhẹ nhàng. Không nên tiêm quá 500 mcg vào một vị trí duy nhất. 

Liều lượng được tính toán phải dựa trên trọng lượng cơ thể. 

Trẻ đẻ non:

  • Liều khởi đầu: Uống: 20-30 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 15-25 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 5-7,5 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 4-6 mcg/kg 

Trẻ đủ tháng:

  • Liều khởi đầu: Uống: 25-35 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 20-30 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 6-10 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 5-8 mcg/kg 

Trẻ 1-24 tháng:

  • Liều khởi đầu: Uống: 35-60 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 30-50 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 10-15 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 7,5-12 mcg/kg 

Trẻ 3 đến 5 tuổi:

  • Liều khởi đầu: Uống: 30-40 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 25-35 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 7,5-10 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 6-9 mcg/kg 

Trẻ 6 đến 10 tuổi:

  • Liều khởi đầu: Uống: 20-35 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 15-30 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 5-10 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 4-8 mcg/kg 

Trẻ 11 tuổi trở lên:

  • Liều khởi đầu: Uống: 10-15 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch: 8-12 mcg/kg
  • Liều duy trì: uống 2,5-5 mcg/kg. Tiêm tĩnh mạch 2-3 mcg/kg 

Nên làm gì nếu quên dùng thuốc? 

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu quên uống thuốc quá 12 tiếng, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình bình thường. Chú ý không dùng 2 liều cùng một lúc. 

Cách xử trí khi dùng quá liều 

Nếu lỡ sử dụng quá liều Crestor, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

Quá liều Digoxin có thể gây tử vong. 

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và mệt mỏi.

Những điều cần tránh khi sử dụng Digoxin 

Tránh làm tăng thân nhiệt hoặc mất nước khi tập thể dục, trong thời tiết nóng bức hoặc không uống đủ nước. Quá liều Digoxin có thể xảy ra dễ dàng khiến cơ thể bị mất nước hơn. 

Tác dụng phụ Digoxin

Tác dụng phụ Digoxin

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với Digoxin như: Phát ban, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày
  • Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu
  • Lú lẫn, suy nhược, ảo giác, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường
  • Sưng hoặc đau ngực
  • Mờ mắt, vàng mắt
  • Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em như đau dạ dày, sụt cân, chậm lớn, thay đổi hành vi 

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh hoặc thể trạng suy nhược. 

Các tác dụng phụ thường gặp của Digoxin có thể bao gồm: 

  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Mệt mỏi hoặc chóng mặt
  • Đau đầu, suy nhược, lo lắng, trầm cảm
  • Phát ban 

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Những loại thuốc ảnh hưởng đến Digoxin?

Có thể không an toàn khi sử dụng một số loại thuốc cùng một lúc, vì có thể ảnh hưởng đến nồng độ trong máu của các loại thuốc khác. Do đó, làm tăng tác dụng phụ hoặc khiến thuốc hoạt động kém hiệu quả hơn. 

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Digoxin bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các loại thảo dược khác. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang và chuẩn bị định dùng, trước khi được kê đơn Digoxin. 

Thông tin cần lưu ý 

Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ, không bao giờ dùng chung Digoxin với người khác và chỉ sử dụng theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. 

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!