Đề cương Học kì 2 Lịch sử 7 Kết nối tri thức
I. Kiến thức ôn tập
Chương IV
Chương IV. Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)
1. Khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
2. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
a) Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
* Chính trị:
- Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
- Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).
- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.
* Quân đội:
- Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Gồm hai bộ phận: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.
- Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo. Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.
* Luật pháp:
- Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Nội dung chính là bảo vệ quyền lợi của vua, quan và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
b) Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp:
- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
- Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
=> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
* Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
- Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
- Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
- Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
c) Tình hình văn hóa, giáo dục
- Giáo dục:
+ Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
+ Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Văn học, khoa học, nghệ thuật:
+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
+ Khoa học: Sử học có Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư; Địa lí có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí; Y học có Bản thảo thực vật toát yếu; Toán học có Đại thành toán pháp,...
+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo tuồng,... phục hồi nhanh chóng và phát triển.
+ Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, điêu luyện.
Chương V
Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
1. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
a) Kinh tế
* Nông nghiệp:
- Ở Đàng Ngoài:
+ Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
+ Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Ở Đàng Trong:
+ Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng => hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng thủ công, nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…
* Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện các chợ làng, chợ huyện.
- Xuất hiện thêm một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
b) Văn hóa
* Tôn giáo:
- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
- Thiên chúa giáo: từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. Tuy nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
* Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
- Một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
c) Văn học và nghệ thuật dân gian
- Các thế kỉ XVI - XVII: Văn học chữ Hán chiếm ưu thế. Văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII:
+ Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.
2. Phong trào Tây Sơn
a) Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII)
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Năm 1786 - 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
b) Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII
* Kháng chiến chống quân Xiêm 1785:
- Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
- Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
- Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
=> Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
* Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân.
- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
=> Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
c) Vương triều Tây Sơn
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, vương triều Tây Sơn thành lập.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
- Năm 1792, Quang Trung qua đời. Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, vương triều Tây Sơn sụp đổ.
Chương V
Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
1. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (tình hình chính trị - kinh tế)
* Tình hình chính trị:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. => Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
- Năm 1815, ban hành bộ luật mới: Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long).
- Năm 1831 - 1832, cả nước được chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
- Quân đội: Gồm nhiều binh chủng, được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ở các tỉnh.
- Về đối ngoại: thuần phục nhà Thanh, khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.
* Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.
+ Đặt ra chính sách “quân điền” nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít, nông dân vẫn thiếu ruộng đất để cày cấy.
+ Đê điều được tu sửa nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.
- Công thương nghiệp: phát triển.
+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ... Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triển nhưng thuế nặng.
+ Thương nghiệp: Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh. Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định.
2. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
a) Văn học - Nghệ thuật
* Văn học:
- Văn học dân gian vẫn phát triển phong phú. Nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Qụan, Hồ Xuân Hương,... nổi bật nhất là Nguyễn Du.
- Văn học phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
* Nghệ thuật:
- Sự phong phú, đa dạng của văn nghệ dân gian tăng lên với nhiều thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cười, dân ca quan họ, trống quân, hát dặm, ….
- Điểm nổi bật về nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là tranh dân gian (Đông Hồ). Phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ của người dân, thể hiện những nét đặc sắc, độc đáo trong nghệ thuật.
- Về nghệ thuật kiến trúc: Chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, các lăng tẩm, cung điện của vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội),...
ND chính
1. Phạm vi: kiến thức cơ bản học kì 2 Lịch sử 7: chương IV, V, VI.
2. Nội dung chính:
Chương
Nội dung chính
Chương IV. Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)
- Khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527).
Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
- Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII.
- Phong trào Tây Sơn.
Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (tình hình chính trị - kinh tế).
- Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/de-cuong-on-tap-hoc-ky-ii-mon-su-lop-7-a80801.html
II. Ma trận
Chương/ chủ đề
|
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ kiểm tra, đánh giá |
Tổng % điểm
|
|||||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||||
Phân môn Lịch sử |
||||||||||||||
Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 - 1407) |
- Đại Việt từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần. |
2 TN |
|
|
|
|
|
|
|
5,0 |
||||
- Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) |
1TN |
|
|
|
|
|
|
|
2,5 |
|||||
Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527) |
- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) |
1TN |
|
|
1TL |
|
|
|
|
27,5 |
||||
- Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) |
2TN |
|
|
|
|
|
|
|
5,0 |
|||||
Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
- Vương quốc Cham-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI |
1TN |
|
|
|
|
|
|
1TL |
7,5 |
||||
Đô thị: Lịch sử và hiện tại |
Đô thị: Lịch sử và hiện tại |
1TN |
|
|
|
|
|
|
|
2,5 |
||||
Số câu |
8TN |
|
|
1TL |
|
|
|
1TL |
|
|||||
Tỉ lệ |
20% |
|
|
25% |
|
|
|
5,0 % |
50% |
|||||
Phân môn Địa lý |
||||||||||||||
Chủ đề…. |
Nội dung…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
Nội dung… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
Số câu |
…. |
|
|
…. |
|
….. |
|
…… |
|
|||||
Tỉ lệ |
20% |
|
|
15% |
|
10% |
|
5% |
50% |
|||||
Tổng hợp chung (LS; ĐL) |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
III. Câu hỏi ôn tập
1. Trắc nghiệm
Câu 1. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 - 1400) có tên là:
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật .
C. Hồng Đức.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 2. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quốc Toãn.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Cảnh.
Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:
A. Đại Ngu.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Việt Nam.
Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:
A. nô tì.
B. nông dân.
C. thương nhân.
D. thợ thủ công.
Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 7. Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:
A. Phật giáo.
B. Nho giáo
C. Hin-đu giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là:
A. tháp Chăm
B. chùa Một Cột.
C. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
D. tháp Báo Thiên.
Câu 9. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Tiền Lê suy yếu
B. Nhà Lý suy yếu
C. Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân
D. Quân Mông – Nguyên xâm lược.
Câu 10. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981?
A. Lê Hoàn
B. Lý Công Uẩn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 11. Trong giai đoạn 1418 – 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải khó khăn gì?
A. Lực lượng còn yếu.
B. Quân Minh tăng thêm viện binh.
C. Nội bộ chia rẽ.
D. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân
Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
B. Chiến thắng Đông Quan.
C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
D. Chiến thắng Trà Lân.
Câu 13. Vương triều Lê sơ đã thi hành chính sách gì để xây dựng và phát triển quân đội?
A. Tăng cường luyện tập quân đội.
B. Mở trường rèn luyện quân đội.
C. Trang bị thêm vũ khí cho quân đội.
D. Ngụ binh ư nông.
2.Tự luận
Câu 1: Triều đại Lê Sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Vị vua đầu tiên? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét?
Câu 2: Tình hình giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ có gì khác thời Lý- Trần? Thời kỳ phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì?
Câu 3: Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỷ XV? Em thích nhất vị danh nhân nào? Vì sao?
Câu 4: Nét chính về tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI ? Kể tên các cuộc chiến tranh phong kiến và hậu quả của nó?
Câu 5: Phong trào Tây Sơn do ai lãnh đạo? Hãy lập niên biểu những thắng lợi quan trọng của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến 1789?
Câu 6: Những thành tựu nổi bật về văn hóa, nghệ thuật và khoa học- kỹ thuật nước ta thế kỷ XVIII- XIX? Ý nghĩa của những thành tựu đó?
Câu 7: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 8: Kể tên các anh hùng dân tộc trong các thế kỉ X-XIX. Đánh giá công lao của Hoàng đế Quang Trung đối với đất nước?
Câu 9: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X- XVIII theo thứ tự, tên triều đại, thời gian và người thành lập?
Câu 10: Vì sao Nghệ An trong các thế kỷ XVI - XVIII được xem là vùng đất văn vật? Kể tên các di tích lịch sử trên quê hương Nghệ An có liên quan đến triều đại Tây Sơn?
IV. Đề thi minh họa
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học:.................
Môn: Lịch sử 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
(Khoanh tròn trước câu trả lời đúng từ câu câu 1 đến câu 4 )
Câu 1 (0,25 điểm): Hội thề Lũng Nhai được tổ chức ở:
A. Nghệ An
B. Quảng Ninh
C. Thanh Hóa
D. Cao Bằng
Câu 2 (0,25 điểm): Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
A. Vua quan ăn chơi sa sỉ,triều đình rối loạn,nhân dân lầm than.
B. Nhân dân nổi dậy chống lại triều đình
C. Đất nước có giặc ngoại xâm
D. Mâu thuẫn giai cấp lên cao
Câu 3 (0,25 điểm): Lí do dẫn đến khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
A. Nhà nước đánh thuế nặng đối với nhân dân
B. Chính quyền phong kiến mục nát
C. Nông dân bị mất mùa nên nổi dậy.
D. Quan lại bắt nhân dân đi lao dịch
Câu 4 (0,25 điểm): Mục đích Nguyễn Huệ tiến ra Bắc lần 2 là:
A. Tri tội Nguyễn Hữu Chỉnh
B. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
C. Lật đổ chính quyền họ Trịnh
D. Thu phục Bắc Hà
Câu 5 (1 điểm): Hãy nối đặc điểm về hành chính, pháp luật, quân đội, đối ngoại của triều Nguyễn ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Đặc điểm (Cột A) |
Kết quả nối |
Nội dung (Cột B) |
1. Hành chính |
|
a. Năm 1815 Nguyễn Ánh ban hành bộ luật Gia Long sao chép lại luật pháp nhà Thanh. |
2. Pháp luật
|
|
b. Nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc (Thừa thiên) |
3. Quân đội |
|
c. Nhà Nguyễn xây dựng thành trì vững chắc, gồm nhiều binh chủng, hệ thống trạm ngựa thiết lập khắp nơi để kịp thời chuyển tin tức tới các địa phương. |
4. Đối ngoại |
|
d. Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long. |
|
|
e. Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh. Khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. |
B. Tự luận (8 điểm)
Câu 6 (1 điểm): Em hãy nêu tình hình kinh tế thời Lê sơ?
Câu 7 (2 điểm)
Từ nội dung bài học 25 "Phong trào Tây Sơn" SGK Lich Sử 7, bằng hiểu biết của mình em hãy nêu những đóng góp của Quang Trung với phong trào Tây Sơn. Theo em, đóng góp nào là quan trọng nhất ?
Câu 8 (2 điểm): Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII.
Câu 9 (3 điểm): Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào
Đáp án đề thi Sử 7 học kì 2 số 1
Đáp án trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
Câu 5: 1- b 2- a 3- c 4- e
Đáp án tự luận
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 6 |
Tình hình kinh tế thời Lê sơ |
1,0 |
|
- Nông nghiệp: Thực hiện phép quân điền,khuyến khích sản xuất - Công thương nghiệp: xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công Trong nước chợ phát triển, trao đổi buôn bán với nước ngoài được duy trì, |
0,5 0,25 0,25 |
Câu 7 |
Những đóng góp của Quang Trung đối với phong trào Tây Sơn |
2,0 |
|
Mức đầy đủ - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn – Lê - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước,lập lại thống nhất. - Đánh đuổi ngoai xâm bảo vệ tổ quốc * Đóng góp quan trọng nhất là: Đánh đuổi ngoai xâm bảo vệ tổ quốc Mức chưa đầy đủ: Trả lời thiếu 1 trong các ý trên, trừ điểm tương ứng Mức không đạt: Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài.
|
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 8 |
Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII. |
2,0 |
|
- Nguyên nhân thất bại: các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc,không liên kết thành một phong trào rộng lớn. - Ý nghĩa: làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay, tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tấn công ra Bắc. Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. |
1,0
1,0 |
Câu 9 |
Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào |
3,0 |
|
- 1777 Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn,chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ. - Tháng 6-1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây sơn hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra Nam sông Ranh giải phóng toàn bộ Đàng Trong. - Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến ra Bắc, giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chính quyền họ Trịnh sụp đổ. - Sau khi Tây Sơn vào Nam, tình hính Bắc Hà rối loạn. - Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, đánh tan tàn dư họ Trịnh. - Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, chống Tây Sơn. - Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh,Nhậm kiêu căng, có mưu đồ riêng. - Giữa 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.
|
1,0
1,0
1,0 |
Đề số 2
PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Lê Lợi xây dựng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa ở
A. Lam Sơn
B. Tây Sơn
C. Thăng Long
D. Chi Lăng
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh người đã cải trang làm Lê Lợi là
A. Nguyễn Trãi
B. Trần Nguyên Hãn
C. Lê Lai
D. Vương Thông
Câu 3: Nội dung học tập thi cử thời Lê Sơ là
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Ki tô giáo
Câu 4: Trong các thế kỉ XVI – XVII vẫn chiếm ưu thế là văn học chữ
A. Chữ Nôm
B. Chữ Quốc ngữ
C. Chữ La tinh
D. Chữ Hán
Câu 5: Điền các từ (én liệng, chú Lía, trong thành, Mây) vào chỗ trống ( ......) sao cho phù hợp:
Chiều chiều (1)……………….. ………………….Truông, (2)…………………………………..
Cảm thương (3)…………………………………..bị vây (4)…………………………………..”
Câu 6: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.
Cột A |
Ghép nối |
Cột B |
1. Hạ thành Quy Nhơn |
1 với… 2 với… 3 với… 4 với… |
A. 1777. |
2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong |
B. 1773. |
|
3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm |
C. 1789. |
|
4. Đánh tan quân xâm lược Thanh |
D. 1785. |
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Thời Lê Sơ, xã hội có những giai cấp tầng lớp nào?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 3: ( 2 điểm) Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789.
Đáp án trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
(1) én liệng, (2) chú Lía, (3) trong thành, (4) Mây |
1-B ,2-A, 3-D, 4-C |
Đáp án tự luận
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1. (2.0 điểm)
|
Thời Lê Sơ, xã hội có những giai cấp tầng lớp: + Giai cấp địa chủ phong kiến (vua, quan lại, địa chủ...): có nhiều ruộng đất, có kinh tế, có nhiều quyền lực trong xã hội, bóc lột nhân dân. + Giai cấp nông dân chiếm đa số không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch, bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. + Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho nhà nước + Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người. |
0.25 0.75 0.5
0.25
02.5
|
2. (3.0 điểm)
|
* Nguyên nhân thắng lợi: - Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do dân ta có lòng yêu nước ,ý chí bất khuất giành lại độc lập tự do, toàn dân đoàn kết chiến đấu. - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết hăng hái tham gia kháng chiến. - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành giải phóng đất nước. * Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ. |
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5 0.5 |
3. (2.0 điểm)
|
* Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789. - Xây dựng căn cứ, tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa - Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh. - Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. |
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 |
Đề số 3
A. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật có tên là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 2: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. thể hiện tình yêu quê hương.
B. có nội dung yêu nước sâu sắc.
C. đề cao giá trị con người.
D. đề cao tính nhân văn.
Câu 4: Năm nào Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô?
A. Năm 1802.
B. Năm 1803.
C. Năm 1804.
D. Năm 1805.
Câu 5: Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước thể hiện điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết dân tộc.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Tinh thần nhân đạo của dân tộc.
D. Ý thức tự tôn, tự chủ của dân tộc.
Câu 6: “... Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện...” là lời dặn các quan của vị vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiển Tông.
Câu 7: Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là
A. phép quân điền.
B. phép tịch điền.
C. phép phân điền.
D. phép lộc điền.
Câu 8: Đầu thế kỉ XVI mâu thuẫn nào diễn ra gay gắt nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
Câu 9: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”
Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII - XVIII?
A. Dãy núi cao nhất Thanh Hà.
B. Vùng đất quan trọng của Đàng Trong.
C. Ranh giới chia cắt đất nước.
D. Nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.
Câu 10: Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong là do
A. có lời dụ dỗ, mời mọc từ chúa Nguyễn.
B. căm ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. có tài nhưng không được trọng dụng.
D. Thanh Hóa quê ông thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.
Câu 11: Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do
A. nó phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
B. nó được nhiều khách nước ngoài ưa thích.
C. nó là công cụ truyền giáo.
D. nó được nhân dân ưa thích.
Câu 12: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?
A. Bà Huyện Thanh Quan.
B. Đoàn Thị Điểm.
C. Lê Ngọc Hân.
D. Hồ Xuân Hương.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Qua đó đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước? (3,5 điểm)
Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (1,5 điểm)
Câu 3: Em hãy trình bày sự phát triển của giáo dục và khoa cử thời Lê sơ? (1,0 điểm)
Đáp án đề kiểm tra Sử 7 học kì 2 - Đề số 3
I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
D |
B |
A |
D |
C |
B |
A |
D |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
1 |
+ Nguyên nhân - Do ý chí đấu tranh chống bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân và đặc biệt là Quang Trung. + Ý nghĩa - Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Trịnh - Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. - Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, Thanh giữ vững độc lập và lãnh thổ dân tộc. + Công lao của Quang Trung: - Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh. - Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước. |
0,5đ
0,5đ
0,5đ 0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
2 |
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế cho nghĩa quân. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. |
0,5đ
0,5đ
0,5đ
|
3 |
- Dựng lại Quốc tử Giám. Đa số dân đều có thể đi học. - Mở nhiều trường học ở các lộ. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức làm thầy giáo. - Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn nhân tài trong nước. - Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. |
0,25đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ |