Colchicine - Sử dụng để điều trị Gút - Cách dùng

Gút là bệnh viêm khớp mạn tính phổ biến đã được biết đến từ hàng ngàn năm nay. Bệnh không chỉ gây đau đớn, vận động khó khăn cho người bệnh mà còn có thể gây tàn phế nếu không được điều trị đúng cách. Colchicine là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị Gút. Vậy công dụng và những lưu ý khi sử dụng Colchicine để điều trị Gút. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Colchicine.

Công dụng của Colchicine

Colchicine hoạt động bằng cách làm giảm viêm thông qua nhiều cơ chế. Nguồn ảnh: merakilane.com
Colchicine hoạt động bằng cách làm giảm viêm thông qua nhiều cơ chế. Nguồn ảnh: merakilane.com

Colchicine là thuốc được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị cơn gút cấp. 

Thông thường các triệu chứng bệnh gút khởi phát đột ngột ở một hoặc vài khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, đầu gối hoặc mắt cá chân hay bị ảnh hưởng nhất. 

Bệnh gút hình thành do quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao có thể hình thành các tinh thể cứng, hình kim lắng đọng trong khớp. 

Colchicine hoạt động bằng cách giảm phù nề và sự tích tụ các tinh thể axit uric gây đau tại khớp.  

Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau bụng, ngực hoặc tại khớp gây ra bởi một căn bệnh di truyền (sốt Địa Trung Hải gia đình).  

Colchicine giúp cơ thể giảm sản xuất protein amyloid A tích tụ ở những người mắc bệnh sốt Địa Trung Hải. Colchicine không phải là thuốc giảm đau và không được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây đau.

Cách sử dụng Colchicine như thế nào?

Nên dùng thuốc vào buổi sáng, cùng một thời điểm mỗi ngày. Nguồn ảnh: Pinterest
Nên dùng thuốc vào buổi sáng, cùng một thời điểm mỗi ngày. Nguồn ảnh: Pinterest

Dùng Colchicine theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu hoặc tái điều trị bằng Colchicine. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.  

Dùng thuốc bằng đường uống trong hoặc sau bữa ăn, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các khuyến nghị về liều lượng rất khác nhau và có thể khác với các khuyến nghị trong bài viết này. Tuy nhiên dùng quá liều khuyến cáo có thể không làm tăng hiệu quả của thuốc mà còn làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về cách dùng cũng như liều lượng thuốc phù hợp. 

Nếu dùng Colchicine để điều trị cơn gút cấp, thuốc sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của cơn gút cấp. 

Liều khuyến cáo là 1,2 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn gút cấp, tiếp theo là 0,6 mg sau liều khởi đầu 1 giờ. Liều khuyến cáo tối đa là 1,8 mg trong khoảng thời gian 1 giờ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian có thể dùng liều điều trị tiếp theo nếu xuất hiện cơn gút mới. 

Nếu dùng Colchicine để dự phòng cơn gút cấp hoặc viêm màng ngoài tim, hãy hỏi bác sĩ về liều lượng và lịch trình dùng thuốc. 

Nếu dùng Colchicine để ngăn ngừa các cơn đau do sốt Địa Trung Hải thì liều thông thường là 1,2-2,4 mg/ngày. Tổng liều có thể được thực hiện 1 lần/ngày hoặc chia thành 2 lần/ngày. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng tối ưu để kiểm soát các triệu chứng bệnh hoặc tác dụng phụ. 

Liều lượng dựa trên tình trạng bệnh, các loại thuốc bạn đang dùng, chế độ ăn uống và đáp ứng điều trị. Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, không tăng liều, dùng thuốc thường xuyên hoặc kéo dài hơn so với hướng dẫn của bác sĩ. Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ngay cả với liều lượng khuyến nghị thông thường. 

Nếu bác sĩ hướng dẫn sử dụng Colchicine thường xuyên, hãy tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Để tránh quên thuốc, hãy dùng vào cùng một thời điểm mỗi ngày. 

Tránh ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang điều trị bằng Colchicine trừ khi bác sĩ hướng dẫn. Bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc nhất định trong máu.  

Nếu dùng Colchicine để điều trị các triệu chứng do sốt Địa Trung Hải, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc trở nên xấu đi. 

Tác dụng phụ của Colchicine

Các tác dụng phụ thường gặp của Colchicine là buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy nhẹ.   Nguồn ảnh: Healthline

Các tác dụng phụ thường gặp của Colchicine là buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy nhẹ. 

Nguồn ảnh: Healthline

Tác dụng phụ của Colchicine có thể xảy ra là tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút, đau bụng và nôn. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc trở nên trầm trọng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. 

Hãy nhớ rằng trước khi bác sĩ kê đơn thuốc đã cân nhắc, đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng Colchicine không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như:  

  • Chảy máu, bầm tím bất thường
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng
  • Yếu cơ hoặc đau, tê và ngứa rát ngón tay chân
  • Môi, lưỡi và lòng bàn tay nhợt nhạt
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng dai dẳng
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Dấu hiệu của bệnh thận chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu 

Rất ít trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Colchicine. Tuy nhiên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm: Phát ban, ngứa, phù mặt, lưỡi hoặc cổ họng chóng mặt nặng và khó thở. 

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc. 

Các biện pháp phòng ngừa

Hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bằng Colchicine. Nguồn ảnh: Men's HealthHạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bằng Colchicine. Nguồn ảnh: Men's HealthTrước khi dùng Colchicine, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ dị nguyên nào khác. Thuốc có thể chứa các thành phần không hoạt động gây phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.  

Thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh trước khi được kê đơn sử dụng Colchicine, đặc biệt là các bệnh lý về thận, gan như xơ gan. 

Rượu có thể làm giảm hiệu quả của Colchicine. Vì vậy, hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc. 

Colchicine có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể hấp thu một số thực phẩm và chất dinh dưỡng như vitamin B12. 

Trước khi phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết tất cả các sản phẩm bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược và vitamin khoáng chất. 

Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là yếu cơ, đau và tê, ngứa rát ở ngón tay hoặc chân. 

Colchicine có thể làm giảm sản xuất tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.  

Trong thời kỳ mang thai, Colchicine chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. 

Ngoài ra, Colchicine còn đi vào sữa mẹ. Mặc dù chưa có báo cáo nào về tác hại đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi được kê đơn sử dụng Colchicine. 

Những loại thuốc ảnh hưởng đến Colchicine

Tác dụng của một số loại thuốc có thể thay đổi nếu dùng thuốc hoặc sản phẩm thảo dược khác cùng lúc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc khiến thuốc hoạt động không hiệu quả. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào tương tác thuốc cũng xảy ra. Bác sĩ có thể ngăn ngừa hoặc quản lý các tương tác bằng cách thay đổi cách sử dụng hoặc theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. 

Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các loại thảo dược. 

Trong thời gian dùng Colchicine, không tự ý dùng, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. 

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải Colchicine khỏi cơ thể và cách Colchicine hoạt động hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ví dụ như một số thuốc kháng nấm nhóm azole (chẳng hạn như Itraconazole, Ketoconazole), Diltiazem, thuốc điều trị HIV (như Ritonavir), kháng sinh macrolide (như Clarithromycin, Erythromycin), Telithromycin, Verapamil,... 

Colchicine trong một số ít trường hợp có thể gây ra tổn thương tiêu cơ vân nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Tổn thương này sẽ giải phóng các chất gây suy thận. Nguy cơ suy thận tăng lên nếu dùng các loại thuốc khác cũng gây tiêu cơ vân cùng với Colchicine như Digoxin, Gemfibrozil, Pravastatin, Simvastatin,...

Colchicine có thể tác động đến một số xét nghiệm và làm sai lệch kết quả. Thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng Colchicine trước khi được chỉ định làm các loại xét nghiệm. 

Thông tin cần lưu ý khi dùng thuốc

Không dùng chung thuốc với người khác. Nguồn ảnh: centerforhealthreporting.orgKhông dùng chung thuốc với người khác. Nguồn ảnh: centerforhealthreporting.org Tình trạng thừa cân, uống quá nhiều rượu và một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút. Hạn chế uống rượu và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc tránh thực phẩm chứa nhiều purin có thể làm trầm trọng thêm bệnh gút chẳng hạn như cá cơm, thịt xông khói, bia, cá mòi, nội tạng  gan và thận. 

Các xét nghiệm máu, chức năng gan, thận có thể được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển bệnh hoặc đánh giá các tác dụng phụ gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. 

Cách xử trí khi quá liều 

Nếu vô tình sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu hoặc khó thở, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng, khó thở và suy nhược. 

Nên làm gì nếu quên dùng thuốc? 

Nếu đang dùng Colchicine thường xuyên và quên 1 liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. 

Trong trường hợp gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo lịch trình bình thường. Không được tăng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên. 

Cách bảo quản 

Bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và hơi ẩm. Không để thuốc trong phòng tắm. Giữ tất cả các loại thuốc tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi. 

Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống rác thải trừ khi được hướng dẫn. Tham khảo ý kiến dược sĩ để lựa chọn cách vứt bỏ thuốc đúng cách khi hết hạn hoặc không còn sử dụng. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!