Câu hỏi:
12/01/2024 74Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
A. Châu bản triều Nguyễn.
B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.
C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
D. Trống đồng Đông Sơn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Sử liệu gốc là nguồn sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, mang tính khách quan.
- Trong các sử liệu trên, cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam, nó không ra đời cùng với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên không phải là sử liệu gốc. Các nguồn sử liệu còn lại đều ra đời cùng thời gian và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên là nguồn sử liệu gốc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
Câu 6:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:
“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?
Câu 10:
Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
Câu 11:
Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Câu 12:
Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?