Câu hỏi:
12/04/2024 45Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Điểm a, khoản 5, Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: nghiêm cấm hành vi mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Câu 2:
Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.
Câu 3:
Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
Câu 5:
Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Câu 6:
Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”.
Câu 7:
Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017?
Câu 8:
Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
Câu 9:
Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu 10:
Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
Câu 11:
Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 14:
Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?