Các cách phân biệt CO2 và SO2 (2024) hay nhất

Hai khí CO2 và SO2 thì chúng ta thường xuyên gặp nó khi học môn Hóa học. Cách phân biệt hai khí này, các em đã biết chưa? 1900.edu.vn gửi tới các em cách phân biệt CO2 và SO2 hay nhất.

Phương pháp phân biệt khí CO2 và SO2

I. Kiến thức chung

1. Khí CO2

- CO2 là công thức hóa học của khí Carbon Dioxide.

- Khí CO2 tồn tại bầu trong khí quyển.

- CO2 được cấu thành từ một nguyên tử Carbon và hai nguyên tử Oxi.

- CO2 sinh ra từ núi lửa, các sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và từ hoạt động hô hấp của các loài sinh vật sống hiếu khí.

a) Tính chất vật lí của CO2

- Ở điều kiện bình thường, khí CO2 không mùi, không màu nhưng có vị chua nhẹ.

- CO2 chỉ chiếm một phần nhỏ trong không khí, khoảng 0,035%. Nặng hơn không khí gấp 1,54 lần.

- Carbon dioxide không tham gia phản ứng cháy.

- Nhiệt độ hóa lỏng là -78 độ C.

- Chúng có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao 2000 oC thành O2 và CO.

b) Tính chất hóa học của CO2

- CO2 ở nhiệt độ cao tính oxi hóa được thể hiện rõ khi tác dụng với các chất khử mạnh.

CO2 + C → 2CO

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

- CO2 tan được trong nước tạo thành axit cacbonic (axit yếu)

CO2 + H2O→ H2CO3

- Phản ứng với oxit Bazơ tạo thành muối:

CaO + CO2 → CaCO3

c) Ứng dụng của khí CO2

- Trong công nghiệp: Trong bình cứu hỏa chứa nhiều chất không duy trì sự cháy như N2 và CO2 (đây cũng chính là điểm giống nhau giữa N2 và CO2), vì vậy CO2 có thể được dùng trong lĩnh vực chữa cháy. Ứng dụng trong công nghệ hàn, bơm xe đạp và có trong áo phao cứu hộ

- Trong đời sống:. Là nguyên liệu tham gia sản xuất nên đá khô. Được ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ hóa chất. Dùng trong nhà kính để cung cấp khí cho thực vật. Tiêu diệt sâu bọ,..

- Trong ngành thực phẩm: Dùng CO2 để tạo gas cho nước giải khát, loại bỏ chất cafein có trong cà phê, thành phần trong bột nở để làm bánh,…

Tuy nhiên: Nếu nồng độ khí CO2 thải ra môi trường ngày càng tăng sẽ dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Nó làm trái đất nóng lên tác động trực tiếp đến cuộc sống con người.

2. Khí SO2 

a) Tính chất vật lí của khí SO2

- SO2 là công thức hóa học có tên gọi khác như lưu huỳnh đioxit.

- Chúng được biết đến là khí trơ, không màu, nặng hơn không khí. Nó có mùi hắc, là loại khí độc.

- Nhiệt độ nóng chảy của SO2: -72,4 oC và nhiệt độ sôi là -10 oC. Tính khử mạnh nên có khả năng làm mất màu dung dịch Brom, cánh hoa hồng. Nhờ tính chất này, chúng ta có thể phân biệt CO2 với SO2 dễ dàng hơn

- Lưu huỳnh đioxit được sinh ra từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than dầu hoặc từ nấu chảy các quặng nhôm, sắt,..

b) Tính chất hóa học của SO2

Lưu huỳnh đioxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.

Tính chất hóa học của SO2:

- Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

SO2 + H2O → H2SO3

- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

SO2 + Na2O → Na2SO3

c) Ứng dụng của khí SO2

- Tham gia sản xuất axit sunfuric (H2SO4), là nguyên liệu để tẩy trắng giấy, dung dịch đường.

- SO2 có thể dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt sấy khô, làm chất chống oxy hóa khi sản xuất rượu vang.

d) Phương pháp điều chế khí SO2

- Phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí.

Ta cho muối sunfit tác dụng với các loại axit mạnh như H2SO4 và HCl.

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O +SO2

Hoặc bạn có thể cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc để sản xuất khí SO2 trong phòng thí nghiệm.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

- Điều chế SO2 trong công nghiệp: Đốt Pirit sắt

Thu khí SO2 bằng cách:

Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2 → SO2

Đốt cháy H2S trong oxi dư: 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

II. Tổng hợp các phương pháp phân biệt CO2 và SO2

Tài liệu VietJack

1. Phân biệt CO2 và SO2 bằng dung dịch KMnO4

- Có thể phân biệt khí CO2 và khí SO2 bằng dung dịch KMnO4

chỉ có khí SO2 làm màu dung dịch thuốc tím sẽ bị nhạt đi

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

2. Phân biệt khí CO2 và SO2 bằng dung dịch H2S

Khí SO2 phản ứng tạo ra bột màu vàng

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

3. Phân biệt khí CO2 và SO2 bằng dung dịch I2

 Khí SO2 phản ứng với dung dịch I2: Dung dịch I2 có màu vàng

SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI

4. Phân biệt SO2 và CO2 bằng các cánh hoa hồng

- Để phân biệt SO2 và CO2 không dùng thuốc thử thì ta chỉ cần sử dụng cánh hoa hồng để nhận biết.

- Như chúng ta đã biết thì khí SO2 là 1 chất khử mạnh khi số oxi hóa của lưu huỳnh đang ở mức là +4 có thể lên đến mức +6 khi thích hợp.

- Và cánh hoa hồng chứa chất red rose pigment chính là 1 trong những yếu tố làm thay đổi số oxi hóa của S. Chất này tạo màu đỏ cho hoa hồng và khi gặp khí SO2 thì chúng sẽ nhanh chóng bị oxi hóa biến thành reduced pigment có màu trắng.

- Bằng cách thử này và quan sát hiện tượng thì chúng ta dễ dàng nhận ra được đâu là SO2 và đâu là CO2 vì khí CO2 sẽ không làm mất màu cánh hoa hồng.

5. Phân biệt SO2 và CO2 bằng dung dịch Br2

- Trong 2 khí CO2 và SO2 thì chỉ có khí SO2 là có tính khử nên sử dụng chất oxi hóa sẽ nhận biết được khí này.

- Khí SOlàm mất màu dung dịch Br2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Ngoài ra, nhận biết SO2 và CO2 thì chúng ta có thể dùng quỳ tím ẩm, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Ba(OH)2.

III. Một bài tập nhận viết có khí SO2 và CO2

Câu 1. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng

A. nước brom và tàn đóm cháy dở.

B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.

C. nước vôi trong và nước brom.

D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

Lời giải:

Đáp án D

O2 có thể nhận biết bằng tàn đóm cháy dở

CO2 và SO2 đều tạo kết tủa trắng với nước vôi trong

→ Không nhận biết được.

Câu 2. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là?

A. Dung dịch Ba(OH)2

B. CaO

C. Dung dịch NaOH

D. Nước brom

Lời giải:

Chọn đáp án D

SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr 

Nên SO2 làm mất màu nước brom

Câu 3. Cho hỗn hợp các chất khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên. Giải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).

Lời giải:

Cho hỗn hợp các chất khí đi từ từ qua dung dịch NaOH lấy dư. Các khí CO2, SO2, Cl2, HCl phản ứng với NaOH, tạo thành các muối tan trong dung dịch. Khí nitơ không phản ứng với NaOH sẽ thoát ra ngoài. Cho khí nitơ có lẫn một ít hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitơ tinh khiết.

Các phương trình hoá học:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Câu 4. Trình bày cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2.

Lời giải:

Cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2:

- Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaBr dư, khí Cl2 bị giữ lại.

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

- Một lượng SO2 phản ứng với Br2 trong dung dịch.

Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4

Khí thoát ra: CO2, có thể còn SO2 tiếp tục dẫn qua bình đựng lượng dư dung dịch brom, khi đó toàn bộ SO2 bị giữ lại.

CO2 thoát ra có lẫn hơi nước, cho qua bình đựng H2SO4 đặc thu được CO2 tinh khiết.

Câu 5. Cho hỗn hợp các chất khí sau: CO2, SO2, Cl2, N2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên. Giải thích cách làm và viết các phương trình hoá học (nếu có).

Lời giải:

Cho hỗn hợp các chất khí đi từ từ qua dung dịch NaOH lấy dư. Các khí CO2SO2Cl2, HCl phản ứng với NaOH, tạo thành các muối tan trong dung dịch. Khí nitơ không phản ứng với NaOH sẽ thoát ra ngoài. Cho khí nitơ có lẫn một ít hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitơ tinh khiết.

Các phương trình hoá học :

Câu 6. Để phân biệt được 3 chất khí: CO2, SO2 và O2 đựng trong 3 bình mất nhãn riêng biệt, người ta dùng thuốc thử lần lượt là:

A. nước vôi trong (dd Ca(OH)2) và dung dịch KMnO4.

B. dung dịch nước Br2 và dung dịch nước vôi trong (dd Ca(OH)2).

C. dung dịch KMnO4 và dung dịch nước Br2.

D. nước vôi trong (dd Ca(OH)2) và dung dịch HCl.

Lời giải:

Dẫn 3 khí lần lượt qua dung dịch brom, chất làm mất màu dung dịch brom là SO2.

SO+ Br+ 2H2O 2HBr + H2SO4

Còn lại không có hiện tượng gì là CO2 và O2.

Dẫn 2 khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, chất làm đục nước vôi trong là CO2.

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 ↓ + H2O

Khí còn lại là O2

Đáp án B

Câu 7. Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:

A. CO2

B. SO3

C. Cl2

D. SO2

Lời giải:

Đáp án D.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!