Bố cục Thị Mầu lên chùa (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bố cục Thị Mầu lên chùa Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thị Mầu lên chùa từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các em tham khảo:

Bố cục Thị Mầu lên chùa

- Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

- Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa (mẫu 1)

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Tóm tắt Thị Mầu lên chùa hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Thị Mầu lên chùa

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Tác giả, tác phẩm Thị Mầu lên chùa

I. Tác giả

- Theo Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn)

II. Tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

1. Thể loại: Chèo 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”

Thị Mầu lên chùa (chèo cổ) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. 

5. Bố cục tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

- Phần 2: (còn lại):  Tính cách, đặc điểm Thị Kính

6. Giá trị nội dung tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Phản ánh khao khát hạnh phúc tự do của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Phê phán, tố cáo đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình

- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)

1. Nhân vật Thị Mầu

* Lời nói:

- Đây rồi nhé

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

 Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

* Quan niệm về tình yêu

- Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đén ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''

* Nét đặc sắc, nổi bật

- Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.

- Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.

- Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo

2. Nhân vật chú tiểu

* Ngoại hình:

Đẹp như sao băng

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

* Lời nói:

- A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

- A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

- Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..

 Trầm ổn, dịu dàng, mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

* Tính cách

 - Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.

Đọc tác phẩm Thị Mầu lên chùa

THỊ MẦU: Này chị em ơi
Nay mười tư mai đã là rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.
Chị em lên chùa từ bao giờ nhỉ?
TIẾNG ĐẾ: Mười tư, rằm!
THỊ MẦU: Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ
Đò đưa cấm giá! tôi lên chùa từ mười ba.
Mười ba,
Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm
Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già
Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca
Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng!.
(xưng danh) Tôi Thị Mẫu con gái phú ông
Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng
Tiền cùng gạo lên chùa tiến cúng.
Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào.
KÍNH TÂM: A di đà Phật! Chào cô lên chùa!
THỊ MẦU: A di đà Phật!
KÍNH TÂM: A di đà Phật 
Tam Bảo Như Lai 
Của ai phúc nấy 
A di đà Phật! Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ
THỊ MẦU: Tên em ấy à?
Là Thị Mầu, con gái phú ông
Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!
Chưa chồng đấy nhá!
KÍNH TÂM: A di đà Phật!
Khấn nguyện thập phương
Kính trình Tam Bảo!
Lòng người có đạo
Đêm của cúng dường?
Một nén cũng biên
Một đồng cũng kể
Tuy vân bạc lễ
Đãn kiến thành tâm?
Phật tổ giám lâm
Quý thần soi xét!
A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.
THỊ MẦU: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ? 
TIẾNG ĐẾ: Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi! 
THỊ MẪU: Đẹp thì người ta khen chứ sao 
Này chị em oi, 
Người đâu đến ở chùa này
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!
THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi
TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi mất bò rồi!
THỊ MẪU: Nhà tao còn ối trâu!
Này thầy tiểu ơi!
Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở!, đi rình của chua.
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật.
TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?
THỊ MẪU: Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhấtđấy!
TIẾNG ĐẾ: Dơ lắm! Mầu ơi
THỊ MẪU: Kệ tao! Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh chol
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!
THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!
(hát ghẹo tiểu)
Song đứng trước cửa chùa 
Tôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa, tôi buồn
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thì lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Mẫu đơn giống cảnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Muốn cho có thiếp có chàng.
Ba sáu mười tám, cơm hàng có canh
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Trúc xinh trúc mọc sân đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!
(Nói) Bỏ mõ em đánh chỗ nào! Người đâu thấy gái mà lại chạy hết
(Kính Tâm bỏ chạy)
Chẳng trăm năm cũng một ngày
Gương kia còn đó, tấm áo này còn hơi
Chị em ơi, tôi lấy hơi thầy tiêu xem, chị em nhé!
À, kinh mõ của chú tiểu còn bỏ đó, thế nào cũng phải ra đây.
Tôi tìm chỗ nấp, thế nào tôi cũng nắm tận tay chú tiểu thì tôi mới nghe!
(nấp)
KÍNH TÂM: (ra, nói) Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc
Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười
Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi
Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt
Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là…
THỊ MẪU: (xông ra, nắm tay Kính Tâm) Đây rồi nhé!
KÍNH TÂM: Mô Phật!
THỊ MẪU: Bó mô Phật đi!
KÍNH TÂM: Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!
THỊ MẪU: Đưa chối đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghel
Này chú tiểu oil
Mong cho chú tiểu quét sân
Xích lại cho gần, cằm chổi quét thay
Lá tình không gió mà bay!
Nào, ăn với em miếng giấu! đã nào! (Kính Tâm bỏ chạy)
Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
Ới này thầy tiểu ơi!
Muốn rằng cây cải cho xanh
Thài lài, rau dệu? tám thành bờ tre
Lắng tai tôi nói cho mà nghe
Tri Âm chẳng tỏ tri ân
Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!
TIẾNG ĐẾ: Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!
THỊ MẦU: Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thòi

Ý nghĩa nhan đề Thị Mầu lên chùa

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thị Mầu Lên Chùa nói về một cô nàng đỏng đảnh, lẳng lơ, đi ngược với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa nhưng lại thích đi chùa vì muốn treo ghẹo và tán tỉnh Tiểu Kính. Nhan đề này đã góp phần gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo cổ này.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Lí ngựa ô ở hai vùng đất (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bố cục Huyện Trìa xử án (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bố cục Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bố cục Xã trường – Mẹ Đốp (2024) chính xác nhất lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!