Bố cục Ếch ngồi đáy giếng
Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “coi cho biết” : Cuộc sống của con ếch bên trong giếng sụp.
+ Phần 2: Còn lại: Con rùa cho ếch biết về cuộc sống của mình ngoài biển đông.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng (mẫu 1)
Một con ếch chỉ suốt ngày ở trong giếng nhỏ, cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng (mẫu 2)
Câu chuyện thông qua hiểu biết hạn hẹp của con ếch, chỉ sống trong giếng sụp, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết, dễ trở nên nông cạn, chủ quan. Biển đông đại diện cho kho tàng tri thức, những bí ẩn của không gian rộng lớn không dễ chinh phục nó, không dễ vì thời gian, hoàn cảnh mà bị thay đổi.
Nội dung chính Ếch ngồi đáy giếng
Bài văn kể về một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Tác giả, tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
I. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
1. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm trích trong Thu Thủy ( thiên thứ 17) của sách Trang Tử
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3
5. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
Chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng . Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bằng một chiếc vung. Đến khi gặp rùa cuộc đối đáp giữa 2 con vật làm ếch phải bối rối, ngượng ngùng.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng mắc bệnh ảo tưởng, huênh hoang, tự đắc
- Bài học rút ra phải luôn trau dồi kiến thức, luôn khiêm tốn
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc
- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
1. Tình huống truyện
- Con ếch ngồi trong giếng huênh hoang , tự đắc với rùa
+Tôi có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, nhảy vô
+Ngó lại phía sau, lăng quăng, con cua , con nòng nọc không con nào sướng bằng tôi
- Ếch cảm thấy sung sướng khi được ở một mình
- Khi nghe về biển cả qua lời nói của rùa ếch mới vỡ lẽ, xấu hổ
+ mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì,sâu thẳm ngàn nhẫn
+ Chín năm lụt nước biển không lên
+ tám năm hạn hán bờ biển không lùi xa
Khi chỉ ngồi đáy giếng ếch nghĩ nơi mình ở là nơi to lớn nhất, khoe khoang nhưng khi được rùa kể về biển cả mới biết nơi mình ở thật nhỏ bé
2. Ý nghĩa và bài học rút ra
- Đây là bài học cho những kẻ kiến thức hạn hẹp, nhưng lại thích ra oai , tự đắc
- Dạy cho con người ta rằng ở đời phải biết khiêm tốn, và không ngừng học hỏi trau dồi
Đọc tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Bố cục Những khuôn cửa dấu yêu (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Đẽo cày giữa đường (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Con mối và con kiến (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Một số câu tục ngữ Việt Nam (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức
Bố cục Con hổ có nghĩa (2024) chính xác nhất lớp 7 - Kết nối tri thức