TOP 10 Bài văn nghị luận hiện tượng vô cảm (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn dưới thiệu tới bạn đọc Bài văn nghị luận hiện tượng vô cảm lớp 6 bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho học sinh tham khảo. Từ đó giúp các em học sinh học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Mời các em tham khảo:

                      Bài văn nghị luận hiện tượng vô cảm lớp 6         

Các mẫu bài văn nghị luận hiện tượng vô cảm:                                                                         

Bài văn mẫu số 1 

Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường khi mà tất cả các giá trị của cuộc sống đang ngày càng bị mai một đi. Con người ta sống trong thời đại này cũng bị đồng tiền, bị guồng quay của cuộc sống cuốn đi và đôi lúc chúng ta cảm thấy mình đang dần sống vô cảm với xã hội. Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội ta hiện nay.

Bệnh vô cảm xuất phát từ tâm hồn của tất cả mọi người. Khi mà trước tất cả các sự hiện tượng của cuộc sống không còn có tác động gì đến chúng ta nữa. Vô cảm chính là làm ngơ là thờ ơ trước những diễn biến của cuộc sống xung quanh mình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm, có khi do xã hội khiến cho con người ta mải miết chạy theo đồng tiền chạy theo những hư vinh vật chất. Bệnh vô cảm có thể xuất phát ở tất cả mọi người chứ không riêng gì những người xấu. Vì có khi người tốt im lặng trước cái xấu để cho cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Bệnh vô cảm biểu hiện rất đa dạng, muôn màu, vô cảm với xã hội, người thân, gia đình, bạn bè và đôi khi còn vô cảm với cả bản thân mình nữa. Có không ít trường hợp tai nạn giao thông mà không một ai đưa đi bệnh viện mặc dù lúc đó còn rất đông người. Lên xe bus thấy kẻ gian móc túi nhưng vẫn dửng dưng như không, xem như không có chuyện gì xảy ra. Trong cuộc sống thấy kẻ gian lộng hành, tham nhũng nhưng vẫn tỏ ra mắt mù tai điếc không nghe không thấy gì hết. Bệnh vô cảm đang càng ngày càng lan rộng ra ngoài xã hội xâm nhập vào từng các gia đình, người thân của chúng ta. Thậm chí đối với cả anh em ruột thịt mà còn ra tay được với nhau thì thử hỏi đạo đức còn đâu?

Bệnh vô cảm để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội. Nó biến con người ta trở thành một công cụ vô tri vô giác không có tình thương. Đây là căn bệnh từ trong tim con người nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta, không gì nguy hiểm bằng việc đục khoét trái tim con người, biến con người trở thành máu lạnh. Bệnh vô cảm sẽ khiến cho những người cán bộ, người phụng sự vì nhân dân quên mất nhiệm vụ của mình, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà quên mất lợi ích quốc gia dân tộc. Thật đáng lo lắng khi những người y, bác sĩ đội ngũ cứu người mắc căn bệnh này vì nó sẽ đe dọa đến mạng sống của từng bệnh nhân…

Căn bệnh vô cảm sẽ khiến con người ta nhanh chóng tiếp tay cho cái ác, quay lưng lại với các giá trị chân – thiện – mỹ. Nó sẽ đầu độc tâm hồn của tất cả con người chúng ta biến chúng ta trở thành những cỗ máy không có trái tim.

Để ngăn chặn được những hành động này thì chúng ta cần phải biết yêu thương, đồng cảm chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy vì một xã hội luôn ran ngập tình yêu thương và trách nhiệm. Đặc biệt là các thanh niên trong xã hội hiện nay cần nêu cao hơn nữa tình cảm tương thân tương ái yêu thương con người.

Mỗi chúng ta hãy trở thành một con người tốt, con người có ích cho xã hội hôm nay. Hãy cùng chung tay từ hôm nay dù chỉ là một hành động rất nhỏ thôi để xây dựng một cộng đồng tình nghĩa tương thân tương ái.

                                                                                           

Bài văn mẫu số 2 

Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng "con người". Truyền thống người Việt từ xưa "thương người như thể thương thân". Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm - một căn bệnh cực kì nguy hiểm.

Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội - vấn đề nhân đạo.

Những "biểu hiện lâm sàng" của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những líu do "đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm.." càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trương ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khuất, bố thí với ánh mắt dè bĩu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ...Ai dám bảo văn minh là thế?

Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên... mà vô cảm thì thế nào? Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc sống. NGười ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển. Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm, thậm chí vô nhân đạo , không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những người vô cảm.

Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: "Người với người sống để yêu nhau" không có tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh vô cảm mới có thể được chữa.

                                                                                         

Bài văn mẫu số 3 

Có một câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga Marsim Gorky mà hẳn ai cũng biết đó là “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương. Tình thương đối với con người là một thứ vô cùng quý giá mà như câu nói trên thì tình thương giống như một ngọn lửa giúp sưởi ấm cuộc đời của mỗi người. Nhờ vậy mà cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Thế nhưng thay vì ngày càng xích lại gần nhau thì con người lại ngày càng trở nên vô cảm. Lâu dần, nó trở thành một căn bệnh vô cảm có tính lây lan và lan truyền nhanh trong cộng đồng.

Căn bệnh vô cảm không chỉ xảy ra ở một người, một nhóm người mà nó xảy ra ở khắp mọi nơi trong xã hội. Dường như càng ngày căn bệnh này càng trở nên khó kiểm soát. Trong từ điển y học hoàn toàn không có định nghĩa về căn bệnh vô cảm vậy nên cũng chẳng có một phương thuốc tây y nào có thể chữa được bệnh. Vậy thì căn bệnh này là gì mà nó lại khủng khiếp đến thế?

Bệnh vô cảm là một cụm từ dùng để chỉ sự giá lạnh trong trái tim của con người. Họ sống, họ tồn lại nhưng họ dường như thờ ơ với tất cả mọi thứ. Họ sống một cách lạnh lùng, ích kỉ và không hề có sự rung động. Với những sự việc diễn ra trước mắt, họ trở nên dửng dưng không màng đến dù cho gặp người đang rơi vào hoàn cảnh cần cứu giúp.

Biểu hiện của căn bệnh vô cảm thể hiện rõ nhất ở sự thờ ơ với những buồn vui, sướng khổ của những phận người ở xung quanh mình. Không ít người khi đi trên đường gặp phải những trường hợp thương tâm như có người bị tai nạn cần được đưa đi cấp cứu gấp nhưng không ai nỡ dừng lại. Nếu có cũng chỉ là đứng xúm quanh và nhìn chứ không ai muốn giúp đỡ. Họ sợ bị nghi oan là người gây tai nạn, sợ bị vạ lây,…

Những vấn đề dù lớn, dù nhỏ những con người vô cảm cũng đều tỏ ra thờ ơ. Có thể kể đến một sự kiện mà cả thế giới kêu gọi hưởng ứng đó là sự kiện Giờ Trái đất. Hẳn bạn cũng biết trái đất của chúng ta đang nóng lên từng ngày vì vậy sự kiện Giờ Trái đất ra đời nhằm kêu gọi mọi người hãy chung tay cứu lấy trái đất của chính mình. Một giờ tắt hết các thiết bị điện thôi nhưng cũng giúp ích được rất nhiều. Thế nhưng một vài người lại có suy nghĩ rằng tất cả mọi người đều tắt điện thì mình mình bật cũng chẳng sao hay trái đất nóng lên là việc của trái đất!

Bên cạnh việc không quan tâm đến các vấn đề xã hội thì họ còn vô cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người. Đứng trước những người giỏi và có tài họ không hề thấy cảm phục. Đước trước một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp họ không cảm thấy xuyến xao.

Căn bệnh vô cảm còn có biểu hiện khủng khiếp ở chỗ người ta nhìn thấy cái xấu, cái ác mà dửng dưng như không. Ví dụ nhìn thấy người bị móc túi, họ dửng dưng như không. Khi có người hô cướp, họ cũng chẳng buồn đuổi theo làm gì. Trong suy nghĩ của họ, đó không phải việc của mình. Học sinh chúng ta cũng có nhiều người mắc phải căn bệnh vô cảm này. Đó là khi nhìn thấy bạn bè của mình đánh nhau nhưng không hề can ngăn. Thậm chí, họ còn đứng bên ngoài cổ vũ, quay lại clip để tung lên mạng.

Một biểu hiện cuối cùng đó là sự thờ ơ với chính tương lai của mình. Cuộc đời của mình nhưng lại để mặc cho người khác định đoạt, đến đâu thì đến, hoàn toàn không có ước mơ.

Nguyên nhân của căn bệnh vô cảm đến từ nhiều phía. Trước hết là do tính vị kỉ của mỗi người. Họ sống chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩ cho người khác bao giờ. Nguyên nhân thứ 2 là do nhịp sống trở nên quá gấp gáp, con người bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đời mà quên mất rằng giá trị của cuộc sống nằm ở tình thương yêu giữa người với người.

Căn bệnh vô cảm khiến con người trở thành những cỗ máy không có cảm xúc, không có tình người. Hãy nghĩ rằng khi chúng ta gặp khó khăn chúng ta cần có người giúp đỡ như thế nào. Vậy thì khi có người gặp nạn, hãy giúp lấy họ. Có như vậy, cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 6 hay khác:

TOP 10 Bài văn mẫu kể lại cảm xúc một bài thơ lớp 6 (2024) HAY NHẤT

TOP 10 Bài phân tích bài thơ Lượm (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn Thuyết minh kể lại hội chợ xuân (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!