50 Bài tập tế bào nhân thực (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập tế bào nhân thực Sinh học 10. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học 10, giải bài tập Sinh học 10 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về tế bào nhân thực

Kiến thức cần nhớ

Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. những điểm tiến hóa của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ là:

- Chính thức có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất

- Có hàng loạt bào quan có màng bọc, chuyên hóa những chức năng riêng biệt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 2)

Tế bào nhân thực chia thành 2 loại là tế bào thực vật và động vật với những đặc điểm thích nghi riêng biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 3)

Cấu tạo tế bào nhân thực

1. Nhân - trung tâm thông tin của tế bào

Mỗi tế bào nhân thực có một nhân. Nhân tế bào hình cầu, đường kính 5µm và có lớp màng kép phospholipid bao quanh. Trên màng nhân có các lỗ giúp các chất ra vào nhân.

Trong nhân có chứa DNA điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ngoài ra nhân cũng là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và phiên mã. Trong nhân còn có hạch nhân, là nơi tổng hợp rRNA. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 4)
2. Ribosome - “nhà máy” tổng hợp protein

Ribosome được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu phần lớn, không có màng bao bọc. Ribosome dạng cầu, đường kính 150A0, thành phần hóa học chính là rRNA.

Ribosome có rất nhiều trong tế bào, đóng vai trò là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 5)
3. Lưới nội chất - “bến cảng” và “nhà máy” tổng hợp sinh học

Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 6)

Tế bào gan chứa hệ thống lưới nội chất phát triển mạnh để khử độc từ rượu và các chất độc hại khác. Ở người nghiện rượu, lưới nội chất trơn phát triển mạnh hơn nhiều so với người không uống rượu và nguy cơ tổn thương gan cũng tăng lên nhiều lần.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 7)
 
4. Bộ máy Golgi - nơi phân loại, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào
 

Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp nằm song song nhưng không thông nhau.

Bộ máy golgi có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipit rồi phân phối chúng tới nơi cần thiết.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 8)
 
5. Lysosome - “nhà máy” tái chế rác thải và chế biến thức ăn của tế bào

Lysosome là bào quan có màng đơn, bên trong chứa rất nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau. Lysosome được hình thành từ bộ máy golgi và chỉ có ở tế bào động vật.

Nhiệm vụ của lysosome bao gồm: phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn và thải bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 9)
 
6. Không bào - “túi bảo dưỡng” đa năng của tế bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, chỉ có ở thực vật. Không bào nằm ở trung tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào bằng cách: là kho chứa các chất như carbohydrate, muối, ion, chất thải, enzyme thủy phân và các enzyme khử chất độc...; bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào có quá nhiều nước (ở trùng giày); chứa sắc tố nhằm thu hút côn trùng, động vật ăn để phát tán hạt (ở các tế bào hoa, quả, …).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 10)
 
7. Peroxisome - bào quan giải độc và chuyển hóa lipid

Peroxisome là bào quan hình cầu, bao bọc bởi màng đơn mỏng. Bào quan này chứa peroxide (H2O2) biến đổi chất độc thành dạng không độc, phân giải chất béo thành lipid và cholesterol.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 11)
8. Ti thể - “nhà máy điện” của tế bào

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi 2 lớp màng: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo mào. Khoang ngoài chứa ion H+; màng trong và chất nền có hệ enzyme tham gia hô hấp tế bào để tổng hợp ATP.

Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có nhiều ti thể (VD như tế bào cơ tim).

Ngoài ra, chất nền ti thể còn chứa DNA nhỏ và ribosome để tổng hợp protein cho riêng mình.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 12)

9. Lục lạp - bào quan hấp thụ năng lượng ánh sáng

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng dự trữ trong phân tử carbohydrate.

Ngoài ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần thiết cho quang hợp.

Ti thể và lục lạp có mối quan hệ mật thiết trong quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 13)
 
10. Tế bào chất và khung xương tế bào

a) Tế bào chất

Tế bào chất bao gồm bào tương và các bào quan. Bào tương là chất dịch keo có thành phần chính là nước, còn lại là các phân tử sinh học. Tế bào chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

b) Khung xương tế bào

Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trò chính của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan và enzyme, hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 14)
c) Trung thể 

Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc nhau, mỗi trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. Trung thể có vai trò hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 15)
11. Cấu trúc và chức năng của màng tế bào

Mô hình cấu trúc màng tế bào gọi là mô hình khảm lỏng với nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm nhận các chức năng riêng biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 16)
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 17)
 
12. Thành tế bào

Thành tế bào là lớp cấu trúc vững chắc bên ngoài màng tế bào, chỉ có ở tế bào thực vật. Thành tế bào được cấu tạo từ các bó sợi cellulose vững chắc và được gia cố thêm bởi lignin (hoặc chitin ở nấm). Thành tế bào có vai trò bảo vệ, định hình tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 18)
13. Lông và roi

Một số tế bào nhân thực cũng có lông là roi. Lông và roi là cấu trúc dạng sợi nhô ra khỏi tế bào. 

Ví dụ: Tinh trùng của động vật và người có roi để bơi đến chỗ trứng. Niêm mạc mũi đẩy được dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp là nhờ lông rung.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 19)

Lông và roi đều được cấu tạo từ vi ống, đóng vai trò giúp tế bào vận động, nhận và truyền tín hiệu từ ngoài vào trong tế bào.

Ví dụ: Lông rung trong các tế bào tai giúp ta cảm nhận được âm thanh.

14. Chất nền ngoại bào và các mối nối giữa các tế bào

Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài tế bào, bao gồm phân tử proteoglycan kết hợp với sợi collagen tạo thành mạng lưới bên ngoài tế bào. Chất nền ngoại bào có khả năng điều khiển gene bên trong tế bào, điều phối hoạt động của các tế bào trong cùng một mô.

Mối nối giữa các tế bào được chia thành mối nối kín và mối nối hở. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 20)

- Mối nối kín: mối nối ghép sát 2 tế bào lại với nhau khiến cho các chất không thể lọt qua => giúp tế bào chọn lọc chất cần thiết, tránh chất độc hại.

VD: mối nối giữa các tế bào niêm mạc ruột.

- Mối nối hở (mối nối truyền tin): mối nối tạo các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau chất nhất định.

VD: Cầu sinh chất giữa các tế bào thực vật. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 21)
Sơ đồ tư duy tế bào nhân thực:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 1)

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Thành phần của thành tế bào thực vật và nấm khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Sự khác nhau trong thành phần của thành tế bào thực vật và nấm:

- Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin.

- Thành tế bào của nấm được cấu tạo từ chitin.

Ví dụ 2: Nêu chức năng của thành tế bào.

Trả lời:

Thành tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào.

Ví dụ 3: Chất nền ngoại bào là gì? Trình bày cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào?

Trả lời:

- Khái niệm chất nền ngoại bào: Các tế bào động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào.

- Cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào:

+ Cấu trúc chất nền ngoại bào: Được cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với các sợi collagen tạo nên một mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào, hệ thống ngày được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng là integrin.

+ Chức năng của chất nên ngoại bào: Điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.

Ví dụ 4: Các tế bào trong cơ thể đa bào kết nối với nhau bằng những loại mối nối nào? Nêu chức năng của từng loại mối nối.

Trả lời:

Các tế bào trong cơ thể đa bào kết nối với nhau bằng mối nối kín và mối nối hở.

Mối nối kín: các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến cho các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào.

Mối nối hở: nhờ có mối nối này các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhanh những chất nhất định.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Hình bên cho thấy màng tế bào niêm mạc ruột non bình thường có diện tích lớn hơn nhiều so với màng tế bào của tế bào niêm mạc ruột bất thường bên cạnh. Người có các tế bào niêm mạc ruột bất thường dù ăn nhiều đến mấy cũng khó béo được vì bị giảm khả năng hấp thụ thức ăn. Vậy, màng tế bào và những bộ phận còn lại của tế bào nhân thực có cấu trúc và chức năng như thế nào?

Hình bên cho thấy màng tế bào niêm mạc ruột non bình thường có diện tích lớn (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Các bộ phận còn lại của tế bào nhân thực là: nhân, ribosome,lưới nội chất,bộ máy golgi, lysosome, không bào, ti thể, lục lạp, peroxysome, tế bào chất, khung xương tế bào, thành tế bào...

Trả lời: 

- Về cấu trúc: Tế bào nhân thực có kích thước lớn và có cấu tạo phức hợp hơn nhiều so với tế bào nhân sơ:

+ Đã có nhân chính thức với màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất.

+ Đã có bộ khung xương tế bào cùng với hệ thống nội màng.

+ Có hàng loạt các bào quan có và không có màng bao bọc.

- Về chức năng: Mỗi bào quan trong tế bào nhân thực đảm nhận một chức năng khác nhau, chúng phối hợp với nhau để đảm bảo các hoạt động sống của tế bào.

Bài 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 8.2


Trả lời:

Cấu trúc nhân tế bào: Màng nhân, lỗ màng nhân, chất nhiễm sắc và hạch nhân.

Chức năng nhân tế bào: là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Bài 3: Vì sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của nhân

Trả lời:

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì trong nhân chứa chất nhiễm sắc chứa DNA, những thông tin trên DNA sẽ được phiên mã thành các phân tử RNA và được đưa ra khỏi nhân để tham gia tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận hành các hoạt động sống của tế bào.

Bài 4: Nêu cấu trúc và chức năng của ribosome. Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể: tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào nào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhất? Giải thích?

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của từng loại tế bào

Tế bào bạch cầu: thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,...

Tế bào cơ: chứa các sợi protein actin và myosin trượt qua nhau, tạo ra sự co lại làm thay đổi cả chiều dài và hình dạng của tế bào

Tế bào gan: đào thải độc tốc, sản xuất mật, dự trữ các chất như vitamin và chất khoáng, lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, tổng hợp albumin...

Trả lời:

Cấu trúc của ribosome: là bào quan không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å, gồm rRNA (80%-90%) và protein, mỗi ribosome được tạo bởi hai tiểu đơn vị có kích thước khác nhau là tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ.

Chức năng của ribosome: là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể: tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhất là tế bào bạch cầu vì lizôxôm có vai trò tiêu hủy các tế bào già, mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn,... -> có nhiều ở tế bào bạch cầu mà tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn bạch cầu, bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu.

Bài 5: Lưới nội chất có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển? Giải thích?

Trả lời:

Cấu tạo của lưới nội chất phù hợp với chức năng:

+ Gồm các ống và túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới => tăng diện tích bề mặt, sản xuất được nhiều sản phẩm và các chất được vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng.

+ Lưới nội chất hạt: các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, một đầu liên kết với lưới nội chất trơn, trên màng có các hạt ribosome => Tổng hợp protein và được đưa vào trong hệ thống lưới nội chất để chuyển qua túi tiết.

+ Lưới nội chất trơn: hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, chứa enzyme => Tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+, tổng hợp nên các sterol và phospholipid, các hormone sinh dục, tổng hợp và dự trữ triglyceride, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết.

Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào có lưới nội chất trơn phát triển là tế bào gan, tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào sinh dục. Vì:

+ Tế bào gan có chức năng đào thải độc tố, sản xuất mật, dự trữ các chất như vitamin và chất khoáng, lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, tổng hợp albumin... nên cần có lượng enzyme lớn để thực hiện các quá trình trên.

+ Tế bào cơ chứa các sợi protein actin và myosin trượt qua nhau, tạo ra sự co lại làm thay đổi cả chiều dài và hình dạng của tế bào mà lưới nội chất trơn là nơi dự trữ Ca2+ để thực hiện chức năng co cơ

+ Tế bào thần kinh có chức năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung thần kinh mà lưới nội chất trơn là nơi dự trữ Ca2+ có chức năng trong quá trình truyền tin.

+ Tế bào tinh hoàn có chức năng tiết hormone sinh dục testosteron và sản xuất tinh trùng mà lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nên các hormone sinh dục.

Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển là tế bào bạch cầu vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu, mà protein chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt. Ngoài ra, tế bào tinh hoàn cũng chứa số lượng lớn lưới nội chất hạt vì chúng tiết hormone sinh dục mà hormone có thành mục chính là protein.

Bài 6: Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi.

Trả lời:

- Cấu trúc của bộ máy Golgi: Gồm các túi màng dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.

- Chức năng của bộ máy Golgi: Là nơi chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các phân tử protein và lipid. Protein được tổng hợp từ ribosome trên lưới nội chất được gửi đến Golgi bằng các túi vận chuyển.

Bài 7: Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có liên quan như thế nào về mặt chức năng?

Phương pháp giải:

Ribosome: sản xuất protein

Lưới nội chất: tổng hợp protein, tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+, tổng hợp nên các sterol và phospholipid, các hormone sinh dục, tổng hợp và dự trữ triglyceride, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết.

Bộ máy Golgi: là nơi tập trung chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết.

Trả lời:

Về mặt chức năng: Ribosome là bào quan sản xuất và tổng hợp protein trong lưới nội chất. Protein sau khi được tổng hợp sẽ được vận chuyển đến bộ máy Golgi và sẽ được chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết.

Bài 8: Lysosome có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Trong các loại tế bào sau: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lysosome nhất? Giải thích

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.5

Trả lời:

Cấu tạo lysosome phù hợp với chức năng: dạng túi có màng đơn, chứa các enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan và thậm trí cả tế bào cần thay thế => Phân giải các tế bào bị tổn thương, các tế bào và bào quan quá hạn sử dụng, lấy những chất gì có thể tái sử dụng, còn chất thải được xuất ra ngoài tế bào, ngoài ra lysosome còn hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào.

Trong các loại tế bào: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào có nhiều lysosome nhất là tế bào bạch cầu vì tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và các tế bào già nên phải chứa nhiều Lizoxom nhất.

Bài 9: Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc và chức năng của peroxysome.

Trả lời:

Peroxysome được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào vì chúng chứa enzyme peroxide có tác dụng phân giải H2O2 (một chất phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào). Ngoài ra, peroxysome cũng chứa 1 số enzyme phân giải chất béo ở tế bào não bị mất chức năng, khi lipid tích tụ trong não sẽ làm tổn thương não và có thể dẫn đến tử vong.

Bài 10: So sánh chức năng của các bào quan: lysosome, peroxysome và không bào.

Trả lời:

• Giống nhau: Đều chứa các enzyme thủy phân giúp phân giải các chất.

• Khác nhau:

Bào quan

Chức năng

Lysosome

- Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.

Peroxysome

- Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.

Không bào

- Có chức năng phân hủy các đại phân tử sinh học cũng như các enzyme khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào tế bào.

- Ngoài ra không bào còn có nhiều chức năng khác như điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật; dự trữ sắc tố giúp thu hút côn trùng đến phụ phấn và động vật đến ăn và phát tán hạt; làm kho chứa các chất như carbohydrate, ion, các loại muối, chất phế thải; làm nhiệm vụ co bóp đẩy nước ra khỏi tế bào hoặc tiêu hóa ở động vật nguyên sinh,…

Bài 11: Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?

Trả lời:

• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của ti thể:

Ti thể có cấu trúc phù hợp với chức năng là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống:

- Ti thể gồm 2 lớp: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc thành hình răng lược ngăn ti thể thành 2 khoang → Khoang ngoài là khoảng không gian giữa hai màng chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Khoang trong là chất nền chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

- Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome → Do đó, ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình. Điều này đảm bảo cho việc ti thể có thể tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của tế bào.

• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp:

Lục lạp có cấu trúc phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn carbohydrate:

- Lục lạp có cấu trúc màng kép trơn nhẵn, bên trong là chất nền stroma trong suốt → Ánh sáng dễ dàng đi qua tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp.

- Bên trong lục lạp có hệ thống các thylakoid. Trên bề mặt thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum. Mỗi lục lạp có nhiều granum. → Số lượng nhiều của thylakoid, diệp lục và enzyme quang hợp giúp hấp thu và thực hiện các phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học cung cấp cho quá trình cố định CO2 trong quang hợp.

- Stroma chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp → Giúp thực hiện quá trình tạo ra carbohydrate – giai đoạn cuối của quá trình quang hợp.

- Lục lạp cũng có chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng → Giúp lục lạp có khả năng nhân đôi, tăng số lượng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu quang hợp của tế bào. Ngoài ra, một số gene của chúng tổng hợp được các protein tham gia vào quá trình quang hợp.

Bài 12: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. Hai bào quan này có mối quan hệ như thế nào trong quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào thực vật?

Trả lời:

• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:

- Giống nhau:

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.

+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.

+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.

- Khác nhau

Đặc điểm

so sánh

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào

Thường có hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào

Trơn nhẵn

Khoảng không gian giữa 2 màng

Rộng

Hẹp

Hệ enzyme

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng)

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate)

Bài 13: Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách nào? Vì sao ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của ti thể và lục lạp

Trả lời:

- Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo bằng cách chúng tự nhân đôi.

- Sở dĩ ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình vì trong chất nền của hai bào quan này chứa nhiều phân tử ADN nhỏ, dạng vòng và ribosome. Do có hệ vật chất di truyền riêng và có ribosome – nơi thực hiện quá trình tổng hợp protein nên ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình mà không phụ thuộc vào sự tổng hợp protein của tế bào.

Bài 14: Trong các tế bào sau, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?

a) Tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây.

b) Tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày.

Phương pháp giải:

Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào.

Trả lời:

Ti thể là bào quan diễn ra quá trình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. Do đó, tế bào nào hoạt động càng nhiều (có nhu cầu năng lượng cao) thì càng có nhiều ti thể. Từ đó, ta có:

a) Giữa tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào rễ cây có nhiều ti thể hơn bởi vì tế bào này hoạt động nhiều để thực hiện quá trình hút nước và khoáng cung cấp cho toàn bộ cơ thể thực vật.

b) Giữa tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày, tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất do chúng hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nên cần phải được cung cấp nhiều năng lượng.

Bài 15: Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.11

Trả lời:

Cấu tạo màng tế bào: gồm lớp phospholipid và các loại protein

- Lớp kép phospholipid:

+ Các phân tử phospholipid giữ với nahu nhờ tương tác kị nước.

+ Cấu trúc lỏng lẻo, có thể di chuyển và thay đổi hình dạng khi cần.

+ Chứa các phân tử cholesterol (tế bào động vật) và sterol (tế bào thực vật) ở giữa

- Các protein màng: gồm các protein xuyên màng và protein bám màng

Chức năng của màng tế bào:

+ Ngăn cách mục tế bào chất với môi trường bên ngoào, bảo vệ tế bào trước các yếu tố bất lợi của môi trường

+ Kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào (tế bào có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định ra vào tế bào)

+ Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tin vào trong tế bào nhờ đó tế bào có thể đưa ra các đáp ứng thích nghi với điều kiện môi trường.

+ Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng của chúng.

Bài 16: Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất có gì khác biệt nhau? Giải thích.

Trả lời:

Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành mục các acid béo của màng sinh chất khác nhau là: cá sống ở vùng Nam Cực (khí hậu lạnh), chúng cần 1 lớp da dày để sống sót nên số lượng phân tử cholesterol sẽ nhiều hơn cá sống ở vùng Nhiệt đới (nhiệt độ nóng ẩm)

Do các phân tử cholesterol làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

50 Bài tập quá trình phân bào (có đáp án)

50 Bài tập giảm phân (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 Bài tập chu kì tế bào và nguyên phân (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 Bài tập thông tin giữa các tế bào (có đáp án)

50 Bài tập phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào (có đáp án)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!