Xét nghiệm BUN: Mục đích, quy trình và kết quả

BUN là chữ viết tắt của Blood Urea Nitrogen, có nghĩa là lượng nitơ có trong ure. Một số nơi còn gọi xét nghiệm BUN bằng cái tên xét nghiệm ure máu. Tuy nhiên cần phân biệt rõ xét nghiệm BUN chỉ đo lường lượng nitơ có trong ure (urea nitrogen) chứ không phải toàn bộ phân tử ure trong máu.

Xét nghiệm Hóa sinh lâm sàng bệnh lý thận

Xét nghiệm BUN được sử dụng để kiểm tra hoạt động chức năng của thận. Nitơ trong urê là một chất thải được tạo ra tại gan khi cơ thể phân hủy protein. Thông thường, thận lọc chất thải này ra ngoài qua đường nước tiểu.

Chỉ số BUN có xu hướng tăng khi thận hoặc gan bị tổn thương. Có quá nhiều nitơ urê trong máu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc gan.

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm BUN?

Xét nghiệm BUN là xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá chức năng thận và thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm máu khác, chẳng hạn như xét nghiệm creatinine máu.

Xét nghiệm BUN có thể giúp chẩn đoán các tình trạng sau:

  • Tổn thương gan
  • Suy dinh dưỡng
  • Máu lưu thông kém
  • Mất nước
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Suy tim sung huyết
  • Xuất huyết dạ dày

Xét nghiệm BUN còn có thể được sử dụng để xác định hiệu quả của điều trị lọc máu.

Các xét nghiệm BUN cũng thường được thực hiện như một phần của kiểm tra định kỳ, trong thời gian nằm viện, trong hoặc sau khi điều trị các bệnh như tiểu đường.

Xét nghiệm BUN đo lượng nitơ urê trong máu, nhưng không xác định được nguyên nhân tại sao số lượng nitơ urê cao hơn hoặc thấp hơn bình thường.

Chuẩn bị cho xét nghiệm BUN cần làm gì?

Xét nghiệm BUN không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, người bệnh cần thông báo với bác sĩ bất kỳ loại thuốc nào mình đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số BUN.

Một số loại thuốc như chloramphenicol hoặc streptomycin, có thể làm giảm chỉ số BUN, còn một số kháng sinh và thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng chỉ số BUN.

Các loại thuốc thường được kê đơn có thể làm tăng chỉ số BUN bao gồm:

  • Amphotericin B (AmBisome, Fungizone)
  • Carbamazepine (Tegretol)
  • Cephalosporin, một nhóm thuốc kháng sinh
  • Furosemide (Lasix)
  • Methotrexate
  • Methyldopa
  • Rifampin (Rifadin)
  • Spironolactone (Aldactone)
  • Tetracycline (Sumycin)
  • Thuốc lợi tiểu thiazide
  • Vancomycin (Vancocin)

Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên. Bác sĩ sẽ dựa vào thông tin này khi xem xét kết quả của xét nghiệm.

Xét nghiệm BUN thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm BUN là một xét nghiệm đơn giản. Người bệnh sẽ được lấy máu từ tĩnh mạch ở vị trí bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được cho vào ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparin, EDTA,... và chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích. Đối với xét nghiệm nước tiểu thì sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trong vòng 24h. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay sau đó.

Lấy máu xét nghiệm từ tĩnh mạch. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comLấy máu xét nghiệm từ tĩnh mạch. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com 

Ý nghĩa của xét nghiệm BUN

Kết quả được tính bằng đơn vị miligam trên decilit (mg/dL). Giá trị BUN bình thường có xu hướng thay đổi tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mỗi phòng xét nghiệm sẽ có các dải tham chiếu khác nhau.

Nói chung, mức BUN bình thường rơi vào các khoảng sau:

  • Nam giới trưởng thành: 8 đến 24 mg/dL
  • Phụ nữ trưởng thành: 6 đến 21 mg/dL
  • Trẻ em từ 1 đến 17 tuổi: 7 đến 20 mg/dL

Chỉ số BUN bình thường cho người lớn trên 60 tuổi cao hơn một chút so với mức bình thường cho người lớn dưới 60 tuổi.

Khi chỉ số BUN cao hơn có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Bệnh tim
  • Suy tim sung huyết
  • Một cơn đau tim 
  • Xuất huyết dạ dày
  • Mất nước
  • Mức protein cao
  • Bệnh thận
  • Suy thận
  • Tắc nghẽn trong đường tiết niệu
  • Căng thẳng
  • Sốc

Hãy nhớ rằng một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc kháng sinh, có thể làm tăng chỉ số BUN.

Mức BUN thấp hơn có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Suy gan
  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu protein nghiêm trọng trong chế độ ăn uống
  • Mất nước

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Hydrat hóa là cách hiệu quả nhất để giảm chỉ số BUN. Chế độ ăn ít protein cũng có thể giúp giảm chỉ số BUN và không nên dùng thuốc để giảm chỉ số BUN.

Tuy nhiên, chỉ số BUN bất thường chưa chắc chắn là bạn bị bệnh thận. Các yếu tố nhất định, chẳng hạn như mất nước, mang thai, lượng protein cao hoặc thấp, steroid và lão hóa có thể ảnh hưởng đến chỉ số BUN mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những rủi ro của xét nghiệm BUN là gì?

Trừ khi bạn cần sự chăm sóc trong trường hợp cấp cứu, còn không bạn vẫn có thể trở lại các hoạt động bình thường sau khi thực hiện xét nghiệm BUN. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng một số loại thuốc như thuốc chống đông. Điều này có thể khiến bạn bị chảy máu lâu hơn sau quá trình làm xét nghiệm.

Các tác dụng phụ do xét nghiệm BUN bao gồm:

  • Chảy máu tại chỗ 
  • Bầm tím tại chỗ
  • Tích tụ máu dưới da
  • Nhiễm trùng tại chỗ

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh choáng váng hoặc ngất xỉu sau khi lấy máu. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn hoặc kéo dài sau làm xét nghiệm.

Kết luận

Xét nghiệm BUN là một xét nghiệm máu nhanh chóng và đơn giản thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Chỉ số BUN cao hoặc thấp bất thường không nhất thiết có nghĩa là bạn có vấn đề về thận. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn chức năng thận hoặc các tình trạng sức khỏe khác, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định chẩn đoán và xác định nguyên nhân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!