Văn bản Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Nguyễn Hữu Sơn)- Nội dung, Tác giả tác phẩm

Nguyễn Hữu Sơn, Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước - Ngữ văn 10 bộ Chân trời sáng tạo, chi tiết giúp các học sinh đọc lại văn bản và tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước - Ngữ văn 10. Dưới đây là nội dung văn bản đọc Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Đọc văn bản

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

(Nguyễn Hữu Sơn)

           Nam quốc sơn hà

                                                                                  Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
                                                                                  Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
                                                                                  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
                                                                                  Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa

                                                                                  Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
                                                                                  Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
                                                                                  Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
                                                                                  Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.


Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Bài thơ này nằm trong truyền thuyết về hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Có tài liệu gắn truyền thuyết này với Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076, sớm nhất là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên đời Trần), sau đó được nhiều sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án,... chép lại. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam chích quái(Trần Thế Pháp đời Trần) lại gắn truyền thuyết này với cuộc chiến chống quân Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê của Lê Đại Hành năm 981, với nội dung như sau:
南國山河南帝居,
皇天已定在天書。
如何北虜來侵掠,
白刃翻成破竹餘。

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc lỗ lai xâm lược,
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.

(Sông núi nước Nam thì vua Nam ở.
Thượng đế đã định như vậy trong sách trời.
Cớ sao giặc phương Bắc lại tới đây xâm lược,
Gươm sáng sẽ chém hết các ngươi tan tành như chẻ tre.)
Ngoài ra, bài thơ còn có khoảng hơn 30 dị bản được chép trong các sử và sách khác nhau. Tiêu đề bài thơ do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thêm
 

Tác giả - Tác phẩm Sông núi nước Nam - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Tác giả Nguyễn Hữu Sơn

- Quê quán: Bắc Giang

- Phong cách nghệ thuật: triết lý, chặt chẽ, tài hoa

- Tác phẩm chính: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Về một “hiện tượng” phê bình,...

Tác phẩm Nam quốc sơn hà - bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong “Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở”

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt

Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.

5. Bố cục

- Đoạn 1: Cảm nhận câu đề

- Đoạn 2: Cảm nhận câu thực

- Đoạn 3: Cảm nhận câu luận

- Đoạn 4: Cảm nhận câu kết

- Đoạn 5: Nghệ thuật của bài thơ

6. Giá trị nội dung

- Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ

- Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, chi tiết

- Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cảm nhận câu đề

Sử dụng từ “đế” mà không dùng chữ “vương”: Nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam.
→ Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

2. Cảm nhận câu thực

Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng mà còn được ghi rõ ràng ở "thiên thư" (sách trời).

→ Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam

3. Cảm nhận câu luận

Gọi bọn giặc là “nhữ đăng”

"nghịch lỗ": Chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời
→ thể hiện thái đọ coi thường, khinh ghét bọn giặc ngoại xâm

4. Cảm nhận câu kết

Lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại.
→ Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải

5. Nghệ thuật

- Thể thơ đường luật

- Niêm luật chặt chẽ

- Âm hưởng hùng tráng, đanh thép.

 
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!