TOP 20 Câu văn, câu thơ, tục ngữ nói về thần thoại (2024) SIÊU HAY

1900.edu.vn xin gửi tới bạn đọc các câu văn, câu thơ, tục ngữ về Thần thoại hay, chọn lọc. Bài viết sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Văn hơn. Mời bạn đọc tham khảo:

Câu văn, câu thơ, tục ngữ về Thần thoại Việt Nam

I. Tìm hiểu chung về thần thoại

1. Khái niệm

- Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian.

2. Phân loại Thần thoại Việt Nam

Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

  • Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
  • Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa.
  • Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân - Âu Cơ...
  • Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thủy Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng...
  • Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
  • Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

II. Tổng hợp các câu văn, câu thơ, tục ngữ về Thần thoại

1. Các câu thành ngữ về Đất Trời

Câu số 1:

Trời kêu ai nấy dạ

Câu số 2:

Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời

Câu số 3:

Núi kia ai đắp nên cao

Sông kia biển nọ ai đào mà sâu?

Câu số 4:

Ngó lên trời, trời cao lồng lộng

Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông

Thương em xóm Thủ chưa chồng

Anh muốn vô làm rể, biết em bằng lòng hay không?

Câu số 5:

Cớ sao thấy mặt thì thương

Hay chăng trời đất vấn vương cho mình?

Câu số 6:

Em than một tiếng, trời đất xoay vần

Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?

Câu số 7:

Làm người phải có trí khôn

Nghĩ sao cho hết đất vuông trời tròn

Lên rừng biết núi biết non

Xuống khe biết nước chảy đá mòn, con cá lội giương vi

Câu số 8:

Trời cao cao bấy không xa

Đất kia rộng vậy thế mà dày sâu

Bể xa mây nước mù mù

Biết mô cửa lạch biết mô sông cùng

Câu số 9:

Ai xui đất thấp trời cao

Để cho tôi đứng tôi gào hết hơi

Hết hơi chẳng thấy trả lời

Thấy trong trời đất có tôi đứng gào

Câu số 10:

Thấy anh hay chữ, hỏi thử đôi lời

Vậy anh có biết ông trời họ chi?

– Em ghé tai xuống đất, kêu đất nó ơi

Rồi anh sẽ nói họ ông trời cho em nghe

Câu số 11:

Con chim nó hót trên cành

Nếu Trời không có, có mình làm sao?

Con chim nó hót trên cao

Nếu Trời không có, làm sao có mình?

Câu số 12:

Năm thức rau nấu năm nồi

Tôi đơm năm bát đợi người đằng xa

       Năm trống canh tôi ngủ có ba

Còn hai canh nữa tôi ra trông trời

         Trách ông trời sớm dựng đông

Chả khuya chút nữa cho lòng thở than

Thở than chưa kịp hết lời

Bỗng đâu trống giục ba hồi tan canh

Câu số 13:

Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho

Con cóc là cậu thầy nho

Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền

Câu số 14:

Nhờ ơn cô bác giúp lời

Chị em giúp của, ông trời định đôi.

Câu số 15:

Chữ thiên là trời, trời cao lồng lộng

Chữ địa là đất, đất rộng mênh mông

Chữ hà là sông, sông dài lai láng

Em hỏi anh rày quê quán ở đâu?

Chữ thiên là trời, trời cao lồng lộng.

Chữ địa là đất, đất rộng thinh thinh

Nói ra sợ bạn buồn tình

Đêm nằm lụy nhỏ như bình nước nghiêng

Câu số 16:

Ngó lên trời, trời cao lồng lộng,

Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông,

Cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,

Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng,

Đến đây xui khiến đem lòng thương em.

2. Chùm thơ hay về Thần thoại

Bên tượng linga
Tác giả: Hoàng Vũ Thuật

Dâng lên Hoàng Hậu Paramecvari
Trong tấm áo sương
nàng là hoàng hậu vừa tấn phong của vương quốc tình yêu
đôi má quét lửa
sơn hà. sơn hà. sơn hà ơi
đàn ngựa chiến hí vang lao về trong đêm huyền sử
nghi lễ nước mắt
sung mãn những vằn gân nóng hổi
sản sinh. dưỡng nuôi nghìn thế hệ
cao trên cao
lởn vởn hồn oan thoát chạy trước cơn biến loạn
thánh tích linh thiêng đổ sụp bên đồi
ôi linga
ngạo nghễ máu dựng đứng giữa bầu trời

Thần thoại miền nhân thế
Tác giả: Chưa rõ

Mỗi người đều có đức tin
Nhớ câu: “Thần Phật dõi nhìn nhân tâm”
Ai mà đọc “Chuyển Pháp Luân”
Mới hay chính Pháp độ nhân đang truyền

‘Con người vốn có căn nguyên
Phải đâu vô cớ vô duyên giáng trần
Rớt mê tam giới trầm luân
Xoay vần lục đạo, xa dần bản lai

Trải bao năm rộng tháng dài
Quả – nhân ứng nghiệm, an bài khác nhau
Kể gì bốn biển năm châu
Kết duyên Trung Thổ lần đầu chuyển sinh…

Tuồng đời mê mải mưu sinh
Nghiệp chồng thêm nghiệp điêu linh kiếp người
Khi thì diễn vở vua – tôi
Lúc vai tri kỷ, bạn đời, anh em…

Kẻ thời khắc khoải bon chen
Người thời nghiên bút mon men quan trường
Có người muôn dặm li hương
Binh chinh thiên hạ sa trường ruổi rong

Đủ vai kẻ sỹ, thương, nông
Lại thêm cường giả, anh hùng lắm khi…
Người mê bất nghĩa bất nghì
Kẻ thì thanh tỉnh khắc ghi thiện lành

Năm vòng quanh, tháng vòng quanh
Chốn xưa bãi bể nay thành nương dâu
Trăm năm bất quá bạc đầu
Ngàn năm vạn kiếp dài lâu nguyên thần…’

 

Chờ ngày Chính Pháp canh tân
Cơ duyên chỉ có một lần đó thôi
Hiếm thay – đắc được thân người
Lại may gặp Pháp truyền nơi cõi trần!

Thánh duyên trân quý vô ngần
Thiên thê dẫn lối, Pháp Luân gia trì
Thiên Long Bát Bộ uy nghi
“Phật ân hạo đãng” cũng vì chúng sinh…

Từ nơi danh lợi sắc tình
Thói hư rũ bỏ tự mình đề cao
Hỏi rằng nguyên lý ra sao?
Pháp: Chân-Thiện-Nhẫn hướng vào tu tâm

Thường ngày học Pháp, luyện công
Cũng là “phản bổn quy chân” vãng hồi
Học làm người tốt mãi thôi
Hôm nay đã tốt, mai rồi tốt hơn!

Thế nhân hòa hợp như thường
Thân tâm thanh tịnh, tỏ tường chân cơ
Hồi thăng từ chốn mê mờ
Hoàn thành thệ ước, quay về bản nguyên…

Khắp nơi Đại Pháp Hồng Truyền
Người minh chân tướng khởi duyên thiện lành
Xem kìa vời vợi cao xanh
“Phật quang phổ chiếu” chúng sinh vui mừng

 

“Phúc ai không thấy mà tin”…
Tránh xa giả-ác bất bình, đấu tranh
Ở hiền thì sẽ gặp lành
Có nhân có đức Trời dành phúc cho

Cầm bằng toan tính so đo
Hao tâm tổn tứ rước lo vào mình
Chớ mà vô Pháp vô minh
Bức hại tu luyện thân mình diệt thân

‘Đấu’ sao cho đặng Thánh Thần
Gieo nhân hung hiểm gặt phần hiểm hung
Ác duyên tạo nghiệp vô cùng
Chín tầng địa ngục mông lung trả bồi!…

 

Thiên tai dịch bệnh khắp nơi
Cũng là thức tỉnh con người thế gian
Cứu người trong kiếp nguy nan
Pháp Luân Đại Pháp truyền ban cõi trần…

Từ thần thoại
Tác giả: Du Tử Lê

Theo em về cõi hư vô
Một thân cát bụi đợi chờ nghìn sau
Em còn phơi áo thiên thâu
Gọi trăng thần thoại soi sầu tiền căn
Theo em về chốn mộ phần
Cuộn tròn giấc ngủ thiên thần đau thương

 

Hồn tôi bay nẻo gió buồn
Dấu chân hoang sử cội nguồn cô đơn

3. Câu tục ngữ về Nữ Oa

Nữ Oa: Tên một vị nữ thần khổng lồ có mặt trong cả trong thần thoại Trung Quốc và Việt Nam với tích "Nữ Oa đội đá vá trời." Theo đó, trước đây bầu trời được chống bởi một ngọn núi cao (gọi là trụ trời). Một hôm trụ trời bị gãy sụp, trời thủng, khắp nơi hỗn độn, trăm họ rơi vào cảnh lầm than. Không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà Nữ Oa bèn bay khắp nơi tìm đá ngũ sắc, vá lại bầu trời.

Câu số 1:

Khéo thay cho mụ Nữ Oa
Lỗ mình không vá, vá qua lỗ trời!

Câu số 2:

            Trên trời có ông sao Thần
Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm.
                  Sang xuân Thần cúi lom khom
Là mùa trồng đậu, dân làng biết chăng?
                Bước sang tháng chín rõ trăng
Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa

Câu số 3:

– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?

Ở đâu lại có cái thành tiên xây?

Ở đâu là chín từng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời được yên?

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây

Trên trời có chín từng mây

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng

Chùa Hương Tích mà lại ở hang

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng

Trên trời lại có con sông Ngân Hà

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi

Bà Nữ Oa đội đá vá trời

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời

Em xin giảng rõ từng nơi từng người.

4. Ca dao, tục ngữ về truyền thuyết

Câu số 1:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba mùng mười

Câu số 2:

Con cá dưới sông mắc câu Hàn Tín

Con chim trên rừng mắc ná Thạch Sanh

Làm trai quân tử như anh

Ở nuôi phụ mẫu chờ cái duyên lành mai sau

Câu số 3:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương

Ân sai hăm tám tướng cường ngũ nhung

Xâm cương cậy thế khỏe hùng

Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh

Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

Mới lên ba tuổi thơ ngây

Thấy vua cầu tướng ngày rày ra quân

Gọi sứ phán bảo ân cần

Gươm vàng, ngựa sắt đề quân tức thì

Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa ngày sấm sét, tứ bề giặc tan

Áo thiêng gửi lại Linh san

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên

Miếu đền còn dấu cố viên

Sử xanh, bia đá tiếng truyền tự xưa

Câu số 4:

Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về

Về thăm đất cũ Đinh, Lê

Non xanh nước biếc bốn bề như xưa

Câu số 5:

Cheo leo nước đỉnh non Bồng

Kìa am Vũ Khách, nọ vùng Mao Tiên

Bởi thấy thuyền quyên, khiến cho anh rầu rĩ

A, thôi đi nà, bực lắm nà, da diết lắm nà

Nuốt ức xong cái chung tình từ xưa cho đến nay

Kìa kìa, ngọn đèn ai thắp hướng tây

Một ngọn đèn chong

Hai ngọn đèn chong

Ba bốn ngọn đèn chong

Ngó vào trong lặng phắt ngó ngoài này xơ rơ

Tình bằng thì giữ trong cái ba ta

Lo bề quân lính kẻo mà nát lưng.

Câu số 6:

Trèo lên cây gạo cao cao

Bước xuống hội Gióng vui sao vui vầy

  Giáo gươm cờ xí trùng trùng

Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay

  Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày

Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

TOP 400 Câu ca dao, dân ca Việt Nam (2024) hay nhất

TOP 50 Bài ca dao, tục ngữ, danh ngôn về thầy cô chào mừng 20/11 (2024) hay nhất

TOP 50 Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lao động cần cù (2024) hay nhất

TOP 50 Bài ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học (2024) hay nhất

TOP 50 Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về trách nhiệm (2024) hay nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!