Thuốc xịt Berodual và những điều cần biết

Thuốc Berodual là gì? Thuốc Berodual được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng 1900.edu.vn tìm hiểu thật kĩ về thuốc Berodual trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Video Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều 

Thông tin thành phần của Berodual

Berodual chứa hai hoạt chất giãn phế quản: 

  • Ipratropium bromide tác dụng kháng cholinergic 
  • Fenoterol hydrobromide chất chủ vận beta.

Ipratropium bromide là hợp chất amoni bậc 4 với tác dụng kháng cholinergic (ức chế đối giao cảm). Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, nó ức chế các phản xạ qua trung gian thần kinh phế vị bằng cách đối kháng tác dụng của acetylcholine, chất trung gian hóa học được tiết ra từ thần kinh phế vị. Kháng cholinergic ngăn ngừa sự tăng nồng độ nội bào của Ca++ là hậu quả của sự tương tác giữa acetylcholine với các thụ thể muscarinic tại cơ trơn phế quản. Sự giải phóng Ca++ là gián tiếp bởi hệ thống trung chuyển thứ phát chứa IP3 (inositol triphosphate) và DAG (diacylglycerol). Tác dụng giãn phế quản sau khi hít ipratropium bromide chủ yếu là tác dụng đặc hiệu tại chỗ, không có tác dụng toàn thân.

Fenoterol hydrobromide làm giãn cơ trơn phế quản và mạch máu và bảo vệ để chống lại tác nhân gây co thắt phế quản như histamine, methacholine, không khí lạnh, và các chất gây dị ứng (đáp ứng sớm). Sau điều trị cấp, việc giải phóng các chất trung gian gây co thắt phế quản và tiền viêm từ các dưỡng bào bị ức chế. Hơn nữa có sự tăng thanh thải chất nhày sau khi dùng fenoterol (0,6 mg).

Sử dụng đồng thời hai hoạt chất này gây giãn phế quản tác dụng trên các vị trí dược lý khác nhau. Hai hoạt chất này bổ sung cho nhau tác dụng giãn cơ phế quản và cho phép sử dụng điều trị rộng rãi trong các bệnh phế quản phổi liên quan đến co thắt đường hô hấp. Do tác dụng bổ sung này mà chỉ cần một tỷ lệ rất thấp thành phần chủ vận beta là đã đạt được tác dụng như mong đợi, tạo điều kiện cho việc chỉnh liều phù hợp ở từng bệnh nhân với ít phản ứng ngoại ý.

Dạng bào chế và hàm lượng

  • Bình xịt khí dung hít 20 ml.
  • Hộp 1 bơm xịt 10 ml (200 liều).

Giá thuốc Berodual

  • Berodual 10 ml: có giá bán khoảng 140.000 VND/hộp.
  • Berodual 20 ml: có giá bán khoảng 150.000 VND/hộp 1 chai 20 ml dung dịch khí dung.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Berodual 

Berodual thường được chỉ định cho bệnh nhân COPDBerodual thường được chỉ định cho bệnh nhân COPD

Thuốc Berodual có tác dụng trong việc: 

  • Duy trì và dự phòng các cơn khó thở trong viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng và rối loạn phế quản phổi gây co thắt phế quản.
  • Sử dụng trong điều trị dài hạn và điều trị các cơn hen suyễn cấp.
  • Rối loạn đường hô hấp mãn tính do co thắt phế quản có phục hồi như hen phế quản và đặc biệt viêm phế quản mãn tính, có thể kèm theo khí phế thũng

Berodual chống chỉ định với

  • Những bệnh nhân đã biết quá mẫn với fenoterol hydrobromide hoặc các chất giống atropine hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc. 
  • Những bệnh nhân cơ tim tắc nghẽn phì đại và loạn nhịp nhanh.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Berodual 

Bình xịt định liều

Hướng dẫn sử dụng

Tháo nắp bảo vệ và khởi động bằng cách ấn van bình xịt hai lần. Trước khi sử dụng lần đầu tiên bình xịt định liều nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Tháo nắp bảo vệ

(Nếu không sử dụng bình xịt > 3 ngày thì cần khởi động van một lần).

2. Thở ra hết sức.

3. Giữ bình xịt thẳng đứng, mũi tên và đáy bình xịt hướng lên trên, ngậm môi xung quanh ống ngậm.

4. Hít vào tối đa, đồng thời ấn mạnh vào đáy bình xịt để giải phóng một liều chuẩn. Nín thở trong vài giây, sau đó rút ống ngậm ra khỏi miệng và thở ra.

Thực hiện tương tự với liều xịt thứ hai.

5. Đậy lại nắp bảo vệ sau mỗi lần dùng.

Bình xịt không trong suốt nên không thể biết khi nào hết thuốc. Bình xịt cung cấp 200 liều. Khi sử dụng hết, bình xịt vẫn có thể còn chứa một lượng dịch nhỏ. Tuy nhiên nên thay bình xịt mới bởi vì bệnh nhân có thể không nhận đúng liều điều trị. Có thể ước lượng lượng thuốc còn lại trong bình bằng cách kiểm tra như sau:

  • Lắc bình sẽ biết liệu còn thuốc bên trong không.
  • Cách khác, tháo bình xịt ra khỏi ống ngậm bằng nhựa và thả vào chậu nước, lượng thuốc còn lại trong bình có thể được ước lượng bằng cách quan sát vị trí bình xịt trong nước.

Chú ý

Vệ sinh bình xịt ít nhất 1 lần mỗi tuần. Điều quan trọng là giữ sạch ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại và ngăn cản việc xịt thuốc. Để vệ sinh: 

  • Trước tiên tháo nắp bảo vệ và lấy bình ra khỏi ống ngậm. Rửa ống ngậm dưới nước ấm cho đến khi không còn thuốc đọng và/hoặc sạch bụi.
  • Lắc mạnh ống ngậm sau khi làm sạch và để tự khô không sấy. Khi ống ngậm đã khô, lắp bình xịt và nắp chống bụi.

Cảnh báo

  • Ống ngậm bằng nhựa được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho Berodual bình xịt định liều đảm bảo bệnh nhân luôn nhận đúng lượng thuốc điều trị. 
  • Không được sử dụng ống ngậm với bất kỳ bình xịt định liều khác cũng như không được sử dụng Berodual với bất kỳ ống ngậm nào trừ ống ngậm được cung cấp cùng với thuốc.
  • Bình xịt định liều có áp suất và không được cố để mở bình xịt hoặc để bình xịt tiếp xúc với nhiệt độ trên 50oC.

Nên hướng dẫn bệnh nhân sử dụng bình xịt định liều đúng cách để đảm bảo điều trị hiệu quả.

Liều dùng

  • Nên điều chỉnh liều dùng theo yêu cầu của từng bệnh nhân. Ngoại trừ kê đơn khác, những liều sau đây được khuyến cáo cho bệnh nhân người lớn và trẻ trên 6 tuổi:
  • Cơn hen cấp: 2 nhát xịt là phù hợp để giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp. Trong những trường hợp nặng hơn, nếu khó thở không cải thiện sau 5 phút có thể xịt thêm 2 nhát xịt nữa.
  • Nếu cơn hen không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì có thể tiếp tục xịt thêm thuốc. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.
  • Điều trị ngắt quãng và kéo dài (đối với hen, Berodual bình xịt định liều chỉ nên sử dụng dựa theo nhu cầu)
  • 1-2 nhát xịt cho mỗi lần dùng, tối đa 8 nhát xịt mỗi ngày (trung bình 1-2 nhát xịt x 3 lần/ngày).
  • Chỉ nên dùng Berodual bình xịt định liều cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của người lớn.

Dung dịch khí dung

Hướng dẫn sử dụng

  • Dung dịch khí dung chỉ được sử dụng để hít với thiết bị khí dung phù hợp và không được uống.
  • Pha loãng liều đề nghị với nước muối sinh lý để đạt thể tích 3-4 ml và khí dung cho đến khi đủ đạt được việc giảm triệu chứng.
  • Không pha loãng Berodual dung dịch khí dung với nước cất.
  • Nên pha loãng dung dịch trước mỗi lần sử dụng; loại bỏ phần dung dịch đã pha không dùng đến.
  • Nên khí dung ngay dung dịch sau khi chuẩn bị.
  • Có thể kiểm soát thời gian khí dung bằng thể tích dung dịch pha loãng.
  • Dung dịch Berodual khí dung có thể được sử dụng bằng các thiết bị khí dung có sẵn trên thị trường. Sự phân bố thuốc đến phổi và hệ tuần hoàn phụ thuộc vào thiết bị khí dung được sử dụng và có thể cao hơn so với Berodual dung dịch bình xịt định liều phụ thuộc vào hiệu quả của thiết bị.
  • Nếu có oxy gắn tường, dung dịch được dùng tốt nhất với lưu lượng khí 6-8 lít/phút.
  • Nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về cách sử dụng, bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị khí dung.

Liều dùng

(1 mL chứa 261 mcg ipratropium bromide + 500 mcg fenoterol hydrobromide), (20 giọt = 1 mL)

Nên bắt đầu điều trị và sử dụng dưới sự giám sát y tế, ví dụ sử dụng trong bệnh viện. Có thể khuyến cáo điều trị tại nhà sau khi tham khảo ý kiến một bác sỹ có kinh nghiệm ở những bệnh nhân khi dùng liều thấp các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh chủ vận beta như Berodual dung dịch khí dung vẫn chưa đủ giảm triệu chứng.

Thuốc cũng được khuyến cáo điều trị ở những bệnh nhân có nhu cầu điều trị khí dung vì những lý do khác, ví dụ có vấn đề khi sử dụng bình xịt dung dịch định liều hoặc yêu cầu dùng liều cao hơn ở những bệnh nhân đã điều trị trước đó. Nên luôn luôn bắt đầu điều trị dung dịch khí dung với liều khuyến cáo thấp nhất. Nên điều chỉnh liều dùng theo yêu cầu của từng bệnh nhân và thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của cơn cấp tính. Nên ngừng điều trị khi việc giảm triệu chứng đạt được đầy đủ. Liều lượng sau đây được khuyến cáo:

Người lớn (kể cả người cao tuổi) và thanh thiếu niên trên 12 tuổi

Cơn co thắt phế quản cấp

  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn cấp tính, có thể sử dụng phạm vi liều từ 261 mcg ipratropium bromide/500 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng 1mL = 20 giọt) đến 652,5 mcg ipratropium bromide/1250 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng 2,5 mL = 50 giọt).
  • Trong trường hợp đặc biệt nặng, có thể dùng liều cao hơn đến 1044 mcg ipratropium bromide/2000 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng 4 mL = 80 giọt).

Trẻ em 6-12 tuổi

Cơn hen cấp

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn cấp tính và độ tuổi, có thể sử dụng phạm vi liều từ 130,5 mcg ipratropium bromide/250 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng 0,5 mL = 10 giọt) đến 522 mcg ipratropium bromide/1000 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng 2,0 mL = 40 giọt).

Trẻ dưới 6 tuổi (thể trọng dưới 22 kg)

Do thông tin còn giới hạn ở nhóm tuổi này nên liều khuyến nghị dưới đây được sử dụng dưới sự giám sát y khoa:

  • Khoảng 26,1 mcg ipratropium bromide/50 mcg fenoterol hydrobromide (tương ứng với 0,1 mL = 2 giọt) mỗi kilogram cân nặng cho đến liều tối đa là 0,5 mL (= 10 giọt).

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Nhiều tác dụng ngoại ý dưới đây có thể do tác dụng kháng cholinergic và chủ vận beta của Berodual. Điều trị Berodual dạng hít có thể cho thấy các triệu chứng kích thích tại chỗ. Các phản ứng bất lợi với thuốc được xác định từ các dữ liệu thu được trong các thử nghiệm lâm sàng và cảnh giác dược trong thời gian sử dụng thuốc.

  • Những tác dụng phụ thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là ho, khô miệng, đau đầu, run, viêm họng, buồn nôn, chóng mặt, khó phát âm, nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, nôn, tăng huyết áp tâm thu và bồn chồn.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm kali máu
  • Rối loạn tâm thần: Bồn chồn, lo lắng, rối loạn tâm thần
  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, run, chóng mặt
  • Rối loạn mắt: Glaucoma, tăng áp lực nội nhãn, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, nhìn mờ, đau mắt, phù giác mạc, xung huyết kết mạc, nhìn thấy hào quang
  • Rối loạn tim mạch: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất, bệnh thiếu máu tim cục bộ
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ho, viêm họng, khó phát âm, co thắt phế quản, kích thích họng, phù hầu họng, co thắt thanh quản, co thắt phế quản nghịch lý, khô họng
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng, viêm miệng, viêm lưỡi, rối loạn nhu động đường tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phù miệng
  • Rối loạn da và mô dưới da: Mày đay, phát ban, ngứa, phù mạch, tăng tiết mồ hôi
  • Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: Yếu cơ, co thắt cơ, đau cơ
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Ứ nước tiểu
  • Xét nghiệm: Tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Berodual 

  • Trong quá trình sử dụng tuyệt đối không để thuốc dín lên vùng mắt 
  • Sử dụng đúng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Thường xuyên vệ sinh ống ngậm để đảm bảo thuốc không bị đọng lại hoặc gây khó khăn khi xịt 
  • Sử dụng đúng loại ống ngậm được cung cấp, không thay thế loại ống ngậm của loại thuốc khác cũng như không dùng ống ngậm thuốc Berodual cho các loại thuốc khác.
  • Một số loại thức ăn nhất định có thể tạo ra tương tác thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý. 
  • Tốt nhất không sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia khi sử dụng thuốc.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn chuẩn bị hoặc đang mang thai và cho con bú. 

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nên cho bệnh nhân biết có thể có các tác dụng bất lợi như chóng mặt, run, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử và nhìn mờ trong thời gian điều trị với Berodual. Do đó nên khuyên bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Nếu bệnh nhân có các tác dụng phụ như nêu trên thì nên tránh công việc có tiềm năng nguy hiểm như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tương tác thuốc Berodual 

Khi sử dụng thuốc Berodual các thành phần thuốc có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc sau:

  • Các thuốc tác dụng trên đường hô hấp: Salbutamol, Salmeterol, Formoterol, Bambuterol, Oxitropium, Tiotropium…
  • Dẫn xuất xanthine (theophyllin) và corticoid (như methylprednisolone…) có thể tăng cường hiệu quả của Berodual.

Bảo quản thuốc Berodual 

  • Bảo quản thuốc Berodual ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và tráng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà. 

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Các triệu chứng và cách xử trí khi quá liều

Triệu chứng

  • Mẩn đỏ, run tay, buồn nôn.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Choáng váng, nhức đầu.
  • Ảnh hướng đến huyết áp, cảm giác nặng ngực, kích ứng và ngoại tâm thu có thể xảy ra do quá liều.

Cách xử trí

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều thuốc Berodual, gọi ngay cho Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần mang theo danh sách những loại thuốc mình đã dùng.

Cách xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng ngay càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!