Thuốc tra mắt Dorlamida 5ml - Điều trị tăng nhãn áp - Cách dùng

Dorlamida thường được dùng trong điều trị tăng nhãn áp. Vậy thuốc tra mắt Dorlamida thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dorlamida

Thuốc Dorlamida có thành phần chính là Dorzolamide

Dorzolamide là thuốc ức chế carbonic anhydrase, một loại enzym được tìm thấy trong nhiều mô của cơ thể, bao gồm cả mắt. Dorzolamide ức chế đặc hiệu và ở mức độ cao CA-II, isoenzyme carbonic anhydrase chính liên quan đến bài tiết dịch thể. Sự ức chế carbonic anhydrase trong thể mi của mắt làm giảm tốc độ bài tiết thủy dịch và nhãn áp bằng cách làm chậm sự hình thành bicarbonate và giảm vận chuyển natri và chất lỏng.

Thuốc có thể làm giảm nhãn áp trung bình khoảng 17 – 23 % ở những bệnh nhân tăng nhãn áp. Thuốc không bị dung nạp khi sử dụng lâu dài; mức giảm nhãn áp trung bình được duy trì trong ít nhất 12 tháng sau khi ổn định ban đầu.

Dorzolamide tích tụ trong hồng cầu sau khi dùng thuốc tại chỗ lâu dài nhờ gắn kết với CA-II; tuy nhiên, không gây các tác dụng phụ do ức chế carbonic anhydrase toàn thân.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dorlamida

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Thuốc nhỏ mắt: Hộp 1 lọ 5ml

Mỗi 1 lọ

  • Dorzolamide 2%
  • Tá dược vừa đủ

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dorlamida

Chỉ định Dorlamida được dùng nhỏ mắt trong điều trị tăng nhãn áp do bệnh lý GlocomDorlamida được dùng nhỏ mắt trong điều trị tăng nhãn áp do bệnh lý Glocom

Thuốc Dorlamida được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị tăng nhãn áp trong trường hợp tăng huyết áp ở mắt hoặc glaucom góc mở hoặc bệnh tăng nhãn áp giả (PXF).
  • Dùng phối hợp với thuốc chẹn beta (timolol) hoặc dùng đơn trị liệu ở những bệnh nhân không đáp ứng hoặc chống chỉ định dùng thuốc chẹn beta. 

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với dorzolamide hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy thận nặng (CrCl < 30 ml/phút).
  • Nhiễm toan tăng clo huyết. 

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dorlamida

Cách sử dụng thuốc Dorlamida

Dùng dung dịch dorzolamide nhỏ mắt theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi sử dụng thuốc.
  • Kiểm tra đầu ống nhỏ giọt để đảm bảo rằng nó không bị mẻ hoặc nứt, tránh để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào
  • Nếu người bệnh đang đeo áp tròng mềm, nên tháo kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt và đợi ít nhất 15 phút trước khi đeo lại
  • Ngửa đầu ra sau và nhìn lên trần nhà.
  • Dùng ngón trỏ kéo nhẹ mí mắt dưới xuống dưới để tạo thành một túi giữa mí mắt và con ngươi.
  • Úp ngược chai lên trên mắt và bóp nhẹ chai để nhỏ giọt vào mắt.
  • Nhắm mắt lại và ấn đầu ngón tay vào góc trong của mắt nhắm, giữ trong 2 phút.
  • Nếu sử dụng nhiều hơn một giọt cho cùng một mắt, hãy đợi ít nhất 5 phút trước khi nhỏ giọt tiếp theo.
  • Đậy nắp lại bình sau mỗi lần sử dụng, vặn chặt nắp bên trong của vòi.
  • Rửa tay để loại bỏ thuốc.
  • Nếu người bệnh đang sử dụng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, các loại thuốc này nên được dùng cách nhau ít nhất 10 phút. 

Liều lượng thuốc Dorlamida

  • Đơn trị liệu: Liều là 1 giọt x 3 lần/ngày nhỏ vào mắt bị ảnh hưởng.
  • Phối hợp với thuốc chẹn beta: Liều là một giọt x 2 lần/ngày nhỏ mắt bị ảnh hưởng.

Tác dụng phụ thuốc Dorlamida

Thuốc có thể gây ra cảm giác nóng và đỏ mắt sau khi nhỏ thuốcThuốc có thể gây ra cảm giác nóng và đỏ mắt sau khi nhỏ thuốc

  • Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc:

Cảm giác nóng, châm chích ở mắt, nhức đầu, viêm bề mặt giác mạc, chảy nước mắt, viêm kết mạc, viêm mí mắt, ngứa mắt, kích ứng mí mắt, mờ mắt, buồn nôn, đắng miệng, suy nhược, mệt mỏi.

  • Các tác dụng phụ ít gặp:

Viêm mống mắt và thể mi.

  • Các tác dụng phụ hiếm gặp:

Chóng mặt, loạn cảm, kích ứng bao gồm đỏ, đau, sụp mí mắt, cận thị (thoáng qua, hết khi ngừng điều trị), phù giác mạc, giảm thị lực, bong màng mạch sau phẫu thuật cắt bỏ bè cũng giác mạc, chảy máu cam, ngứa họng, khô miệng, viêm da tiếp xúc, hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, sỏi niệu, quá mẫn cảm (các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng tại chỗ (phản ứng ở mí mắt), phản ứng dị ứng toàn thân bao gồm phù mạch, mày đay và ngứa, phát ban, khó thở, hiếm khi co thắt phế quản).

  • Không xác định tần suất

Đánh trống ngực, cảm giác có dị vật trong mắt, khó thở. 

Lưu ý thuốc Dorlamida

Trước khi dùng thuốc tra mắt Dorlamida bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Chưa có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của dorzolamide đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Các tác dụng phụ như chóng mặt và rối loạn thị giác có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Chỉ sử dụng nếu những lợi ích lớn hơn với những rủi ro có thể xảy ra đối với thai nhi.

Chưa có thông tin về việc dorzolamide có được phân phối vào sữa mẹ sau khi nhỏ vào mắt hay không. Nên ngừng cho con bú hoặc ngừng dorzolamide dựa trên lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với đứa trẻ và lợi ích của việc điều trị cho người phụ nữ. 

Tương tác thuốc Dorlamida

Thuốc

Khả năng xảy ra tác dụng phụ toàn thân tăng lên ở những bệnh nhân dùng đồng thời chất ức chế carbonic anhydrase đường uống và dorzolamide, do đó không khuyến cáo sử dụng đồng thời.

Sử dụng đồng thời chất ức chế anhydrase carbonic đường uống (bao gồm cả dorzolamide) với salicylat liều cao có liên quan rối loạn acid - base và rối loạn điện giải. 

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Dorlamida

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. Không dùng thuốc quá 2 tháng sau khi mở nắp lọ thuốc. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

  • Quá liều và độc tính

Chỉ có thông tin về quá liều do vô tình hoặc cố ý uống dorzolamide.

Các triệu chứng quá liều dorzolamide bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mộng tinh bất thường, chứng khó nuốt. Có thể xảy ra mất cân bằng điện giải, nhiễm toan và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

  • Cách xử lý khi quá liều

Điều trị triệu chứng và dùng các biện pháp hỗ trợ. Cần theo dõi nồng độ điện giải trong huyết thanh (đặc biệt là kali) và nồng độ pH trong máu.

 Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!