Thuốc Dopamin - Thuốc chống sốc do nhồi máu cơ tim - Cách dùng

Thuốc Dopamin thường được dùng làm thuốc chống sốc do nhồi máu cơ tim. Vậy thuốc Dopamin được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dopamin 

Dopamin có tác dụng tăng co bóp cơ tim, nên làm lưu lượng và thể tích nhát bóp tăng. Dopamin dùng bình thường không gây loạn nhịp nhanh. Thuốc thường làm tăng huyết áp tâm thu và hiệu số huyết áp chênh lệch.

Với liều thấp từ 1 - 5 microgam/kg/phút, huyết áp tâm trương tăng nhẹ vì sức cản ngoại vi toàn thể thường không bị ảnh hưởng ở liều này. Dopamin liều thấp gây giãn mạch thận và mạc treo ruột. Do đó, dopamin làm tăng lưu lượng máu đến thận, tăng lọc cầu thận, nước tiểu và bài tiết natri. Tác dụng này thông qua kích thích trực tiếp đến các thụ thể dopamin ở hệ mạch thận và mạc treo ruột. Tăng lượng nước tiểu không gây bất cứ một sự giảm nào về áp lực thẩm thấu nước tiểu.

Với liều trung bình (5 - 20 microgam/kg/phút), dopamin có tác dụng kích thích thụ thể beta cùng với tác dụng dopamin. Thuốc làm tăng tính co bóp cơ tim và tần số tim tăng rất nhẹ. Dopamin có tác dụng co cơ dương tính và làm giảm sức cản ngoại vi toàn thể (giãn mao mạch).

Với liều cao (> 20 microgam/kg/phút), dopamin có tác dụng rõ ràng kích thích thụ thể alpha, làm co mạch, tăng cả hai huyết áp tâm thu và tâm trương và làm giảm bài niệu.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dopamin 

Dopamine có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc tiêm tĩnh mạch:

  • 0,8 mg/ml (250 ml, 500 ml);
  • 1,6 mg/ml (250 ml, 500 ml);
  • 3,2 mg/ml (250 ml);
  • 40 mg/mL (5 ml, 10 ml);
  • 80 mg/mL (5 ml);
  • 160 mg/mL (5 ml).

Giá bán thuốc Dopamin tính theo đơn vị ống là: 22975 VNĐ (hai mươi hai nghìn chín trăm bảy mươi lăm đồng/ống).

 Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dopamin 

Triệu chứng nhồi máu cơ tim và những biểu hiện dễ nhầm lẫnDopamin thường được dùng để điều trị nhồi máu cơ timDopamin thường được dùng để điều trị nhồi máu cơ tim

Chỉ định 

Thuốc dopamin được chỉ định trong các trường hợp điều trị như sau:

  • Chống sốc do nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc bị nhiễm khuẩn máu và phẫu thuật tim khi cần thuốc tăng co cơ tim hồi sinh tim phổi.
  • Đóng vai trò trong điều trị suy thận cấp có giảm tưới máu thận hoặc tiểu ít.
  • Có công dụng trong điều trị suy tim sung huyết cấp. Và suy tim mạn mất bù không đáp ứng với digoxin và thuốc lợi niệu.

 Chống chỉ định 

  • Dị ứng với dopamin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức thuốc.
  • U tế bào ưa crôm có khả năng làm hạ huyết áp.
  • Bị loạn nhịp nhanh, rung thất, bệnh thiếu máu cục bộ tim.
  • Hoặc bệnh nhân mắc bệnh cường giáp trạng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dopamin 

Cách dùng

  • Trước tiên, phải thực hiện bù giảm thể tích tuần hoàn trước khi cho dopamin.
  • Theo dõi một cách chặt chẽ các thông số tim mạch (huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc áp lực mao mạch phổi, lượng nước tiểu từng giờ…).

Lưu ý: Chỉ dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng 1 bơm tiêm có dung tích không thay đổi.

  • Cách pha thuốc: Có thể pha loãng vào dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch glucose nồng độ 5%, 10% hoặc 20% hoặc pha loãng trong dung dịch Ringer lactat.
  • Dung dịch đã pha có thể bền vững trong 24 giờ.

Liều dùng

  • Liều lượng sử dụng trên từng bệnh nhân còn phải phụ thuộc vào tác dụng phụ và đáp ứng với hiệu quả điều trị của mỗi người.
  • Khởi đầu nên dùng liều thấp: 2 – 5 microgam/ kg/ phút truyền tĩnh mạch. Tăng dần cho đến khi đạt liều 10, 15 hoặc 20 microgam/ kg/ phút tùy theo tình hình tiến triển của người bệnh.
  • Cuối thời gian điều trị, phải giảm dần liều. Cách 30ph giảm 1 lần với sự theo dõi chặt chẽ các thông số tim mạch.
  • Với đối tượng là trẻ em và người cao tuổi thì liều dùng cũng tương tự như người lơn.

Tác dụng phụ thuốc Dopamin 

Buồn nôn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quảSử dụng Dopamin có thể gây ra cảm giác buồn nônSử dụng Dopamin có thể gây ra cảm giác buồn nôn

Tác dụng phụ của dopamine chưa được nghiên cứu và quan sát nhiều, nhưng có thể bao gồm nhịp tim ngoài vị trí hoặc bất thường, buồn nôn, lo lắng, và khó thở.

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Các tác dụng phụ phổ biến:

  • Nhức đầu;
  • Cảm thấy lo lắng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Ớn lạnh, nổi da gà.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau ngực;
  • Nhịp tim nhanh, chậm, hoặc đập thình thịch;
  • Đau hoặc tiểu tiện khó khăn, có máu trong nước tiểu;
  • Yếu, lú lẫn, sưng ở chân hoặc mắt cá, đi tiểu ít hơn hoặc không đi;
  • Thở yếu hoặc cạn;
  • Cảm giác như bạn có thể ngất đi, ngay cả khi nằm xuống;
  • Nóng, đau, hoặc sưng xung quanh nơi tiêm;
  • Cảm giác lạnh, tê, hoặc xuất hiện màu xanh ở tay hoặc chân;
  • Sạm da hoặc thay đổi trong bàn tay hoặc bàn chân.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Dopamin 

Trước khi bạn tiêm dopamine, báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn có khối u của tuyến thượng thận.
  • Bạn đã sử dụng một chất ức chế mao như furazolidone (furoxone) isocarboxazid (marplan), phenelzine (nardil), rasagiline (azilect), selegilin (eldepryl, emsam, zelapar), hoặc tranylcypromin (parnate) trong 21 ngày qua.
  • Dị ứng với dopamine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn đang có thai, dự định có thai, đang cho con bú.

 Phụ nữ có thai, cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc Dopamin 

Thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Droperidol (Inapsine);
  • Epinephrine (EpiPen, Adrenaclick, Twinject);
  • Haloperidol (Haldol);
  • Midodrine (ProAmatine);
  • Phenytoin (Dilantin);
  • Vasopressin (Pitressin);
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil, Vanatrip, Limbitrol), doxepin (Sinequan, Silenor), nortriptyline (Pamelor);
  • Thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin, Tenoretic), carvedilol (Coreg), labetalol (Normodyne, Trandate), metoprolol (Dutoprol, LOPRESSOR, Toprol), nadolol (Corgard), propranolol (Inderal, InnoPran), sotalol (Betapace);
  • Thuốc ho hay thuốc cảm lạnh có chứa thành phần kháng histamin hoặc thuốc thông mũi;
  • Ergot như ergotamine (Ergomar, Cafergot, Migergot), dihydroergotamine (DHE 45, Migranal), ergonovine (Ergotrate), hoặc methylergonovine (Methergine);
  • Phenothiazin như chlorpromazine (THORAZINE), fluphenazine (Permitil, Prolixin), perphenazine (Trilafon), prochlorperazine (Compazine, Compro), promethazine (Pentazine, Phenergan, Anergan, Antinaus), thioridazine (Mellaril), hoặc trifluoperazine (Stelazine).

Thức ăn

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh động mạch vành (xơ cứng động mạch);
  • Vấn đề lưu thông máu như hội chứng raynaud;
  • Tiền sử huyết khối;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Tê cóng;
  • Bệnh buergers;
  • Hen suyễn;
  • Dị ứng sulfite.

Bảo quản thuốc Dopamin 

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!