Thuốc Dolpaine - Thuốc giảm đau, hạ sốt - Hộp 20 viên - Cách dùng

Thuốc Dolpaine là thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có cơ chế ức chế sinh tổng hợp prostaglandin trong quá trình viêm thông qua ức chế đảo ngược enzyme cyclooxygenase-1 và 2 (COX-1 và 2), có đặc tính hạ sốt, giảm đau và chống viêm.. Vậy thuốc Dolpaine được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dolpaine

Thành phần: Etodolac

Tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, nhưng tác dụng mạnh nhất là chống viêm.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dolpaine

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

 Viên nang 200 mg: Hộp 20 viên

Mỗi 1 viên

  • 200mg Etodolac.
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc: 80.000đ/hộp 20 viên.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dolpaine

Chỉ định

Dolpaine được chỉ định khi bị thống kinhDolpaine được chỉ định khi bị thống kinh

 Viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout. 

 Ðau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, đau sau cắt tầng sinh môn. 

 Thống kinh. 

 Ðau cơ xương cấp tính do nhiều nguyên nhân.

 Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Quá mẫn cảm với etodolac hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, nổi mày đay hoặc những phản ứng kiểu dị ứng khác sau khi dùng aspirin hoặc các chất kháng viêm không steroid khác.

Suy gan nặng, suy thận nặng.

Trẻ em dưới 15 tuổi, do tính an toàn và hiệu quả dùng cho trẻ em chưa được thiết lập.

Phụ nữ có thai 3 tháng cuối và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Cần theo dõi thật kỹ chức năng thận và sự bài tiết nước tiểu ở bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận mạn hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu.

Cần kiểm tra định kỳ hemoglobin và hematocrit để phát hiện dấu hiệu thiếu máu đôi khi có thể xảy ra ở các bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm không steroid.

Bệnh nhân dùng thuốc có thể cho phản ứng dương tính giả với bilirubin - niệu do sự hiện diện của các chất chuyển hoá phenolic của etodolac trong nước tiểu.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dolpaine

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống

Liều lượng

 Viêm xương khớp, Gout tổng liều tối đa 1200 mg/ngày. 

 Bệnh nhân < 60 kg, tổng liều tối đa 20 mg/kg/ngày. 

 Ðau trong nha khoa 200 mg x 3-4 lần/ngày. 

 Viêm gân duỗi, viêm bao hoạt dịch, viêm lồi cầu khuỷu tay, viêm bao gân, viêm mạc gan bàn chân & đau sau cắt tầng sinh môn 400 mg x 2-3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thuốc Dolpaine

Các tác dụng không mong muốn của thuốc thường nhẹ và thoáng quaCác tác dụng không mong muốn của thuốc thường nhẹ và thoáng qua

Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua bao gồm:

Lưu ý thuốc Dolpaine

  • Biến cố huyết khối tim mạch có thể xảy ra do NSAID, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xảy ra sớm và tăng theo thời gian sử dụng.
  • Thần kinh: Có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt và các hiệu ứng thần kinh khác, cẩn trọng khi vận hành máy móc hoặc lái xe.
  • NSAID tăng nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa, bao gồm chảy máu, loét và thủng dạ dày – ruột, có thể gây tử vong. Các dấu hiệu xuất huyết: phân đen, có máu hoặc hắc ín, ho ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê.
  • Tác dụng huyết học: Có thể kéo dài thời gian chảy máu. Theo dõi chặt chẽ ở người rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu. Thiếu máu có thể xảy ra khi điều trị NSAID dài hạn.
  • Ảnh hưởng đến gan: NSAID có thể làm tăng transaminase. Ngưng ngay nếu các dấu hiệu lâm sàng của bệnh gan tăng.
  • Tăng kali máu: NSAID có thể làm tăng kali máu, đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh tiểu đường, bệnh thận, có sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng gây tăng kali máu. 
  • NSAID có thể ảnh hưởng đến chức năng thận; đặc biệt ở người suy giảm chức năng thận, mất nước, hạ kali máu, suy tim, suy gan, đang dùng nhiều thuốc khác, người lớn tuổi. Theo dõi chức năng thận chặt chẽ.
  • Phản ứng trên da: NSAID có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên da. Ngừng sử dụng khi có dấu hiệu phát ban hoặc bất kỳ quá mẫn khác.
  • Viêm màng não: Có thể làm tăng nguy cơ viêm màng não, đặc biệt ở người bị lupus ban đỏ hệ thống và rối loạn mô liên kết hỗn hợp.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.

Lưu ý thời kỳ cho con bú

Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé

Tương tác thuốc Dolpaine

Thuốc

Các thuốc kháng acid dạ dày có thể làm giảm nồng độ của etodolac trong máu.
Dùng chung với aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng tác dụng của thuốc.
Dùng chung với warfarin làm giảm sự gắn kết với protein của warfarin.
Etodolac khi dùng chung với cycloserin, digoxin, lithium, methotrexat sẽ làm giảm thanh thải những chất này và làm tăng độc tính.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bảo quản thuốc Dolpaine

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc  ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa. 

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!