Thuốc Dolarac - Giảm các triệu chứng đau - 500 mg - Cách dùng

Thuốc Dolarac thường được dùng giảm đau. Vậy thuốc Dolarac này được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dolarac 

Thuốc Dolarac có thành phần chính là Acid mefenamic.

Acid mefenamic là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi Steroid (NSAID) nên cơ chế tác dụng của thuốc còn đang được nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn. Tuy nhiên hiện nay người ta vẫn cho rằng cơ chế của thuốc nhóm NSAID liên quan đến việc ức chế enzyme Cyclooxygenase (COX). Cyclooxygenase là enzyme có tác dụng tổng hợp các Prostaglandin (PG) là các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, đau và sốt.

Ngoài ra một số ý kiến cho rằng thuốc còn làm bền vững màng Lysosome, ngăn cản quá trình giải phóng các enzyme tiêu bào ở ổ viêm, qua đó hạn chế quá trình viêm.

Acid mefenamic có:

  • Tác động giảm đau,
  • Tác động kháng viêm,
  • Tác động ức chế sự tổng hợp các prostaglandine.

Acid mefenamic chủ yếu làm giảm đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh, đau chấn thương, đau sau phẫu thuật, đau bụng kinh...

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dolarac 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên 

Thành phần: Acid mefenamic 

Hàm lượng: 500 mg

Giá thuốc: chưa cập nhật

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dolarac 

Chỉ định 

Thuốc chỉ định làm giảm các triệu chứng đau của cơ thể

Thuốc Dolarac làm giảm các chứng đau của cơ thể và các chứng đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình, nhức đầu, đau nửa đầu, đau do chấn thương, đau sau sinh, đau sau phẫu thuật, đau răng, đau và sốt theo sau các chứng viêm, đau bụng kinh, chứng rong kinh kèm với đau do co thắt hay đau hạ vị.

Chống chỉ định 

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Dolarac;
  • Bệnh nhân bị viêm đường ruột;
  • Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hoá hoặc thủng dạ dày do dùng NSAID trước đó;
  • Bệnh nhân tiến triển hoặc tiền sử loét/ xuất huyết dạ dày, tá tràng tái phát;
  • Bệnh nhân suy tim nặng, suy gan và suy thận;
  • Không nên dùng acid mefenamic cho bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với các thuốc Aspirin, Ibuprofen vì có nguy cơ mẫn cảm chéo;
  • Điều trị đau sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG);
  • Phụ nữ mang thai đang trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dolarac 

  • Liều thông thường: mỗi lần uống 250 mg - 500 mg x 3 lần/ngày.
  • Nên uống trong bữa ăn hoặc uống theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Ðợt trị liệu không nên kéo dài quá 7 ngày.

Tác dụng phụ thuốc Dolarac 

Cũng như những thuốc kháng viêm không steroid khác, những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu; nổi ban, ngứa, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm và giảm bạch cầu tạm thời có thể xảy ra. Nó cũng có thể làm bệnh suyễn trầm trọng hơn. Với liều cao, thuốc có thể dẫn đến co giật, do đó nên tránh dùng trong trường hợp động kinh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Dolarac 

Lưu ý khi sử dụng thuốc trong các trường hợp khác nhau

Chú ý đề phòng:

  • Do đôi khi có thể gây các biểu hiện nặng ở dạ dày-ruột khi dùng cho bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống đông, nên đặc biệt theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng trên đường tiêu hóa.
  • Trường hợp bị xuất huyết dạ dày-ruột, phải ngưng thuốc lập tức.
  • Nếu xảy ra tiêu chảy có liên quan đến việc dùng thuốc, nên ngưng điều trị.
  • Phải thận trọng khi sử dụng acid mefenamic trong các bệnh nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngay cả khi được kiểm soát tốt do acid mefenamic có thể làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và che lấp các dấu hiệu và triệu chứng thông thường của nhiễm trùng.
  • Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 14 tuổi vẫn chưa được xác định.

Thận trọng lúc dùng:

  • Nếu cần có thể giảm liều ở người lớn tuổi.
  • Ở một số người có thể xảy ra cơn hen suyễn có thể do dị ứng với aspirine hay với các thuốc kháng viêm không steroid. Chống chỉ định acid mefenamic trong trường hợp này.
  • Khi bắt đầu điều trị, cần tăng cường theo dõi thể tích bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân bị suy tim, suy gan hay suy thận mạn tính, ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, sau phẫu thuật lớn có làm giảm thể tích máu, và đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi.

Lái xe và vận hành máy móc:

Dùng thuốc này có thể gây chóng mặt và ngủ gật.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai:

Ở người, không có tác dụng gây dị dạng đặc biệt nào được ghi nhận. Tuy nhiên cần phải làm thêm nhiều nghiên cứu dịch tễ học để kết luận chắc chắn là không có nguy cơ này.

Trong quý 3 của thai kỳ, tất cả các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandine đều có thể gây:

  • Trên bào thai: độc tính trên tim phổi (tăng áp lực phổi với đóng sớm kênh động mạch), rối loạn chức năng thận có thể đi đến suy thận với ít nước ối;
  • Ở mẹ và đứa trẻ: vào cuối thai kỳ, có thể kéo dài thời gian máu chảy.

Ngoài việc phải thật giới hạn khi sử dụng trong sản khoa và nếu sử dụng phải tăng cường theo dõi, chỉ nên kê toa thuốc kháng viêm không steroid trong 5 tháng đầu của thai kỳ. Chống chỉ định bắt đầu từ tháng thứ sáu.

Lúc nuôi con bú:

Thuốc kháng viêm không steroid được bài tiết qua sữa mẹ, do đó nên thận trọng tránh kê toa cho phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Tương tác thuốc Dolarac 

Acid mefenamic gia tăng đáp ứng đối với các chất chống đông dạng uống bằng cách thay chỗ của warfarin ở vị trí gắn với protein. Các bệnh nhân uống thuốc này đôi khi cho kết quả dương tính khi thử nghiệm bilirubin trong nước tiểu có thể do ảnh hưởng chất chuyển hóa của thuốc lên tiến trình xét nghiệm.

Bảo quản thuốc Dolarac 

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều :

Chuyển ngay lập tức đến bệnh viện.

Rửa dạ dày.

Dùng than hoạt tính để làm giảm sự hấp thu của acid mefenamic.

Ðiều trị triệu chứng.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!