Thuốc Disolvan - Điều trị bệnh đường hô hấp - Cách dùng

Thuốc Disolvan thường được dùng điều trị bệnh đường hô hấp tăng tiết đàm & khó long đàm như viêm phế quản cấp & mãn, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm hô hấp mãn, bụi phổi, giãn phế quản. Vậy thuốc này được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Disolvan 

Thuốc Disolvan có chứa các hoạt chất bromhexine hydrochloride. Bromhexine (N-cyclohexyl-N-methyl-(2-amino-3,5-dibromobenzyl) amine hydrochloride) là một chất dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất dược liệu vasicine.

Bromhexin hydroclorid là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đàm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đàm dễ dàng hơn, nên làm đàm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Về mặt tiền lâm sàng cho thấy thuốc có sự gia tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine tăng cường việc vận chuyển chất nhầy bằng cách giảm thiểu độ nhầy dính của chất nhầy và kích hoạt biểu mô có lông chuyển. Trong các nghiên cứu lâm sàng, bromhexine có tác dụng phân hủy chất nhầy và động học chất nhầy trong đường dẫn khí, giúp long đàm và giảm ho dễ dàng. Bromhexine làm thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử các cực mucopolysaccharide, cắt đứt các sợi cao phân tử này, làm điều biến hoạt tính của các tế bào tiết chất nhày. Kết quả là thay đổi cấu trúc chất nhày, giảm độ nhày nhớt.

Dạng bào chế, hàm lượng thuốc Disolvan 

Dạng bào chế: viên nén hoặc siro

Hàm lượng dạng siroHàm lượng dạng siro

  • Disolvan 30ml: 0,024g bromhexine hydrochloride và 30ml tá dược
  • Disolvan 60ml: 0,048g bromhexine hydrochloride và 60ml tá dược
  • Disolvan 100ml: 0,08g bromhexine hydrochloride và 100ml tá dược

Hàm lượng dạng viêm nén: 8mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Disolvan 

Chỉ định 

Bệnh đường hô hấp tăng tiết đàm & khó long đàm như viêm phế quản cấp & mãn, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm hô hấp mãn, bụi phổi, giãn phế quản.

Chống chỉ định 

Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai (chống chỉ định tương đối).

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Disolvan 

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 8mg x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 6 - 12 tuổi: uống 4mg x 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em 2 - 6 tuổi: uống 4mg x 2 lần/ ngày.

Uống thuốc ngay sau khi ăn.

Tác dụng phụ thuốc Disolvan 

Các tác dụng phụ ít gặp gồm:

  • Đau vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy
  • Nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi
  • Ban da, mề đay
  • Ứ dịch tiết phế quản ở người không có khả năng khạc đàm

Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm:

Thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ bạn gặp phải trong quá trình điều trị. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Disolvan 

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Cần tránh sử dụng chung với các thuốc ho khác vì sẽ làm tăng nguy cơ ứ đọng đàm ở cổ họng
  • Thận trọng cho người có các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, suy gan, suy thận nặng, tiền sử loét dạ dày, suy nhược cơ thể.
  • Thận trọng khi dùng cho người lớn tuổi và trẻ em
  • Thuốc có thể gây ra triệu chứng như say rượu, do đó cần thận trọng khi sử dụng
  • Phụ nữ mang thai: không khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú: không khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú

Tương tác thuốc Disolvan 

Disolvan có thể tương tác với một số thuốc sau:

  • Thuốc làm giảm tiết dịch
  • Các thuốc chống ho
  • Kháng sinh
  • Để tránh tương tác thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng nhé.

Bảo quản thuốc Disolvan 

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn cần dùng thường xuyên và quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!