Thuốc Dipadol F - Điều trị giảm đau, hạ sốt - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Dipadol F thường được dùng điều trị giảm đau, hạ sốt. Vậy thuốc Dipadol F được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dipadol F

Dipadol F có thành phần chính là Paracetamol, Dextromethorphan hydrobromid và Loratadin. Trong đó:

Paracetamol:

Là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, có tác dụng hạ nhiệt giảm đau.

Cơ chế tác dụng: Nhờ ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin. Chỉ làm giảm thân nhiệt khi bị sốt nhưng hiếm khi làm hạ thân nhiệt ở người bình thường do tác động đến vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến ngoại biên.

Không có hoạt tính chống viêm.

Loratadin:

Là thuốc kháng Histamin 3 vòng.

Gây tác dụng kéo dài đối kháng có chọn lọc trên thụ thể H1 thế hệ 2 ngoại biên và không có khả năng làm dịu trên thần kinh trung ương.

Dextromethorphan hydrobrmid: 

Có tác dụng giảm ho do tác động lên trung tâm ho ở tủy sống.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dipadol F

Dạng bào chế:hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

Thành phần: Paracetamol 500mg, Dextromethorphan hydrobromid 15mg, Loratadin 5mg

Đóng gói:hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

Giá thuốc: đang cập nhật

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dipadol F

Chỉ định 

Thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng sổ mũiThuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng sổ mũi

Giảm đau hạ sốt trong các chứng cảm lạnh, đau nhức cơ thể, ho, sổ mũi, ớn lạnh.

Điều trị các triệu chứng cảm cúm: sốt, ho, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, xương khớp, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm xoang, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng.  

Chống chỉ định 

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng

Người lớn và trẻ em trên 12: uống 1 viên/ lần, ngày 2 lần.

Tác dụng phụ thuốc Dipadol F

Thuốc có thể gây tác dụng phụ nôn, buồn nônThuốc có thể gây tác dụng phụ nôn, buồn nôn

Paracetamol:

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, có thể nặng hơn và kèm theo sốt do sử dụng thuốc và thương tổn niêm mạc. 

Ít gặp: Ban da; buồn nôn, nôn; thiếu máu, rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu; bệnh thận, độc tính với thận khi lạm dụng kéo dài.

Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn khác.

Loratadin:

Với liều lớn hơn 10mg/ngày, có thể xảy ra:

Thường gặp: Đau đầu, khô miệng.

Ít gặp: Chóng mặt; khô mũi, hắt hơi; viêm kết mạc.

Hiếm gặp: Trầm cảm; tim đập nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp nhanh trên thất; buồn nôn; kinh nguyệt không đều, chức năng gan bất thường; ngoại ban, nổi mày đay, choáng phản vệ.

Dextromethorphan hydrobromid:

Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt; nhịp tim nhanh; buồn nôn; đỏ bừng.

Ít gặp: Nổi mày đay.

Hiếm gặp: Ngoại ban. Thỉnh thoảng thấy rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ nhẹ. Khi sử dụng liều quá cao có thể gây hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp.

Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Dipadol F

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai: Paracetamol và Loratadin không có ảnh hưởng xấu tới thai nhi với liều khuyến cáo cho phụ nữ có thai. Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Dextremethorphan cho bà bầu. Thận trọng khi sử dụng trong thai kỳ, chỉ sử dụng khi thật cần thiết. 

Bà mẹ cho con bú: Paracetamol, Loratadin được bài xuất vào trong sữa mẹ tuy nhiên không có ý nghĩa lâm sàng. Chưa có dữ liệu về việc Dextromethorphan và các chất chuyển hóa của nó bài xuất vào trong sữa mẹ hay không. Do đó, không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

Những người lái xe và vận hành máy móc

Tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.

Lưu ý đặc biệt khác

Paracetamol:

Không nên phối hợp với các thuốc khác có chứa Paracetamol để không bị quá liều hoặc ngộ độc thuốc. 

Khi các triệu chứng trở lên đau dai dẳng quá 5 ngày hoặc sốt quá 3 ngày, cần hỏi ý kiến bác sĩ. 

Thận trọng với bệnh gan, thận, ở bệnh nhân xơ gan có nguy cơ quá liều cao hơn.

Cảnh báo một số phản ứng trên da nghiêm trọng tuy rất ít xảy ra các hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.

Loratadin:

Suy gan.

Dừng sử dụng trước 48 giờ khi thực hiện các xét nghiệm trên da cho dị ứng vì có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của các phản ứng dương tính của xét nghiệm.

Dextromethorphan hydrobromid, thận trọng với những đối tượng sau:

Bị ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.

Nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.

Đang sử dụng các thuốc gây ức chế enzym CYP2D6.

Tương tác thuốc Dipadol F

Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:

Paracetamol:

Metoclopramid, Domperidon: Tăng tốc độ hấp thu của Paracetamol.

Cholestyramin: Giảm hấp thu của Paracetamol.

Các thuốc chống đông: Tăng tác dụng nếu sử dụng Paracetamol dài ngày vì tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên ở liều thông thường ảnh hưởng không có ý nghĩa.

Loratadin:

Thuốc ức chế CYP3P4, CYP2D6: Tăng nồng độ Loratadin, do đó tăng các tác dụng phụ.

Ketoconazol, Erythromycin, Cimetidin: Làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.

Dextromethorphan HBr:

Rượu: Tăng tác dụng an thần của thuốc này.

Các thuốc IMAOs, thuốc chống trầm cảm, thuốc SSRIs: Nguy cơ xảy ra hội chứng Serotonin dẫn đến thay đổi trạng thái tinh thần, cơn rùng mình, run, tăng huyết áp, rung giật cơ, tăng phản xạ, bồn chồn, toát mồ hôi.

Các thuốc ức chế CYP2D6 như Fluoxetin, Methadon, Paroxetin, Quinidin,... làm tăng nồng độ của Dextromethorphan, làm tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc (như mất ngủ, kích động, rung, tiêu chảy, nhầm lẫn, suy hô hấp) và phát triển hội chứng Serotonin.

Quinidin: Tăng nồng độ lên gấp 20 lần Dextromethorphan trong huyết tương làm tăng tác dụng phụ về rối loạn hệ thần kinh trung ương của thuốc này.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.

Bảo quản thuốc Dipadol F

Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 - 30 độ C, tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!