Thuốc Dinatri Calci Edetat - Điều trị ngộ độc chì - Hộp 2 ống - Cách dùng

Dinatri Calci Edetat là thuốc điều trị ngộ độc chì cấp và mạn tính, bệnh não do chì. Vậy thuốc Dinatri Calci Edetat được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Dinatri Calci Edetat

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dinatri Calci Edetat

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Thuốc tiêm 200 mg/ml. Hộp 2 ống

Giá thuốc:         

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dinatri Calci Edetat

Dinatri Calci Edetat điều trị bệnh não do chìDinatri Calci Edetat điều trị bệnh não do chìChỉ định

Thuốc Dinatri Calci Edetat chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ngộ độc chì cấp và mạn tính, bệnh não do chì.
  • Có thể có ích trong điều trị ngộ độc kẽm, crôm, mangan, nickel, cadimi, sắt, đồng, thori, urani, plutoni, yttri và một số nguyên tố phóng xạ khác, nhưng không có tác dụng trong điều trị ngộ độc thủy ngân, vàng hoặc arsen.
  • Dùng bổ trợ trong chẩn đoán ngộ độc chì.

Chống chỉ định

Thuốc Dinatri Calci Edetat chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu;
  • Người bị viêm gan.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dinatri Calci Edetat

Cách dùng

Calci EDTA có thể tiêm bắp hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch chậm. Liều tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch như nhau.

Đường tiêm bắp nên dùng cho người có bệnh não do chì và tăng áp lực nội sọ vì phải tránh đưa vào cơ thể quá nhiều dịch truyền, đối với trẻ em có thể cũng như vậy. Tuy nhiên, tiêm bắp calci EDTA rất đau và thường phải trộn lidocain hydroclorid 1% hoặc procain hydroclorid 1% với dung dịch calci EDTA để có nồng độ lidocain hoặc procain cuối cùng là 0,5% trước khi tiêm. Khi dùng một mình calci EDTA, liều một ngày được chia thành các phần bằng nhau, tiêm cách quãng 8 - 12 giờ. Nếu dùng kết hợp với dimercaprol thì liều một ngày được chia thành các phần bằng nhau, tiêm cách quãng luân phiên mỗi 4 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: Liều một ngày được chia làm 2 phần bằng nhau, tiêm cách nhau 12 giờ.

Truyền tĩnh mạch: Pha loãng natri calci edetat với dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% để có nồng độ natri calci edetat không được vượt quá 3 % (ví dụ: 1 g natri calci edetat với 250 - 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%). Thời gian truyền phải kéo dài 12 - 20 giờ. Một đợt điều trị thường từ 3 - 5 ngày. Nếu cần điều trị nhắc lại (đợt 2) phải sau ít nhất 2 ngày. Sau đó không nên điều trị tiếp với calci edetat trong ít nhất 7 ngày.

Liều dùng

Ngộ độc chì:

Tổng liều calci EDTA trong xử lý ngộ độc chì phụ thuộc vào đáp ứng và sự chịu đựng thuốc của bệnh nhân.

Nhiễm độc chì khi nồng độ chì trong máu 45 - 69 microgam/dl (không có triệu chứng): Truyền tĩnh mạch calci EDTA với liều 1 000 mg/m2 một ngày (hoặc 60 - 80 mg/kg/ngày), dùng trong 5 ngày; tuy nhiên điều trị bằng uống succimer 30 mg/kg một ngày, dùng trong 5 ngày được ưa dùng hơn.

7 - 14 ngày sau đợt điều trị đầu tiên, nếu nồng độ chì tăng trở lại tới 45 microgam/dl hoặc hơn, nên điều trị nhắc lại đợt thứ 2 giống phác đồ của đợt 1. Các đợt điều trị tiếp theo phụ thuộc vào nồng độ chì trong máu của người bệnh.

Bệnh não do chì (có nồng độ chì trong máu trên 70 microgam/dl, có triệu chứng ngộ độc hoặc không):

Người lớn và trẻ em: Dùng phối hợp với dimercaprol:

Đầu tiên, dimercaprol 4 mg/kg hoặc 75 - 83 mg/m2 (tức là 450 - 500 mg/m2/ngày) tiêm bắp sâu, sau 4 giờ tiêm bắp sâu calci EDTA 250 mg/m2 (1,5 g/m2/ngày) khác vị trí tiêm dimercaprol; duy trì như vậy sau mỗi 4 giờ trong vòng 5 ngày. Cần tiếp tục điều trị bằng calci EDTA (không kết hợp với thuốc khác) khi nồng độ chì trong máu cao trở lại ở mức từ 45 microgam/dl trở lên, sau 5 - 7 ngày dừng đợt điều trị thứ nhất.

Người lớn: Dùng calci EDTA đơn độc.

  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 2 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 1 g/ngày trong 5 ngày.
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 2 - 3 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 500 mg/24 giờ trong 5 ngày.
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh 3 - 4 mg/dl hoặc ít hơn dùng 500 mg/48 giờ trong 3 ngày.
  • Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh trên 4 mg/dl hoặc ít hơn dùng 500 mg/1lần/tuần.

Cách dùng này sẽ được nhắc lại sau 1 tháng cho đến khi nồng độ chì trong máu giảm tới mức bình thường.

Theo dõi người bệnh khi điều trị

Theo dõi nồng độ urê trong máu, nồng độ calci, creatinin huyết thanh.

Theo dõi lượng nước tiểu trước khi bắt đầu điều trị và trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với bệnh nhân mất nước do nôn. Việc bù nước cần được chú ý để duy trì đầy đủ lưu lượng nước tiểu trong suốt quá trình điều trị (nhất là ở trẻ em) để đảm bảo sự thải trừ thuốc và phức chất ở thận. Ở người bệnh suy thận cần dùng liều thấp hơn và khoảng cách dùng xa hơn. Định lượng protein niệu (hàng ngày trong mỗi đợt điều trị) hoặc tìm bằng chứng tổn thương ống thận.

Theo dõi tim: Kiểm tra định kỳ để phát hiện nhịp tim không đều, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch.

Truyền dịch ở mức tối thiểu nếu có phù não.

Nếu calci EDTA được truyền tĩnh mạch liên tục, cần phải ngừng truyền ít nhất 1 giờ trước khi lấy máu đo nồng độ chì để tránh tình trạng cho kết quả cao giả tạo.

Hỗ trợ chẩn đoán ngộ độc chì: Kết quả của phép thử bị ảnh hưởng bởi nồng độ sắt trong máu, do vậy cần thận trọng với bệnh nhân thiếu sắt.

Tiêm truyền tĩnh mạch trong 1 giờ hoặc tiêm bắp calci EDTA với liều 500 mg/m2 (tối đa là 1 g). Thu nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 24 giờ từ khi dùng thuốc (trong vòng 3 - 4 ngày với người bệnh suy thận) vào dụng cụ không có chì, xác định nồng độ chì trong nước tiểu. Nếu tỉ số nồng độ chì trong nước tiểu (microgam) đối với lượng calci EDTA (mg) lớn hơn 1 thì coi như có ngộ độc chì (test dương tính); Hoặc để thuận tiện hơn nhất là đối với trẻ nhỏ, có thể tiêm bắp liều 50 mg/kg (liều tối đa 1 g), thu nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ từ khi dùng thuốc, xác định nồng độ chì trong nước tiểu thu được. Nếu tỉ số nồng độ chì trong nước tiểu (microgam) đối với lượng calci EDTA (mg) lớn hơn 0,5 hoặc nồng độ chì trong nước tiểu lớn hơn 1 mg/lít thì coi như có ngộ độc chì (test dương tính).

Tác dụng phụ thuốc Dinatri Calci Edetat

Sử dụng Dinatri Calci Edetat có thể gây hoại tử ống thậnSử dụng Dinatri Calci Edetat có thể gây hoại tử ống thận

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Tác dụng độc chính và nguy hiểm nhất của dinatri calci edetat là gây hoại tử ống thận, có xu hướng xảy ra khi dùng liều hàng ngày quá cao và có thể dẫn đến bệnh thận hư gây tử vong.

Thường gặp, ADR > 1/100

Thận: Hoại tử ống thận.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

  • Tim mạch: Hạ huyết áp, loạn nhịp.
  • Máu: Tăng calci huyết, thiếu kẽm.
  • TKTW: Sốt, đau đầu, ớn lạnh.
  • Da: Tổn thương da.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa kèm đau bụng, ỉa chảy, co rút cơ.
  • Tại chỗ: Đau chỗ tiêm sau khi tiêm bắp, viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm truyền tĩnh mạch (nồng độ trên 0,5%).

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

  • Thay đổi chức năng ống lượn xa và cầu thận
  • Glucose niệu
  • Tăng số lần đi tiểu
  • Phù do thoái hóa tế bào đầu ống thận (ngừng thuốc có thể hồi phục).

Lưu ý thuốc Dinatri Calci Edetat

  • Không dùng quá liều chỉ định hàng ngày.
  • Tránh tiêm truyền tĩnh mạch nhanh trong điều trị bệnh não do chì; áp lực nội sọ có thể tăng đến mức gây tử vong.
  • Người bệnh suy thận, hoặc suy gan.
  • Có thể gây hoại tử ống thận và thận hư có thể tử vong, đặc biệt khi dùng liều cao.
  • Gây tăng thải trừ kẽm dưới dạng phức chất nên theo dõi để tránh thiếu kẽm trong quá trình điều trị.

Tương tác thuốc Dinatri Calci Edetat

  • Dùng đồng thời với kẽm - insulin sẽ giảm thời gian tác dụng của kẽm - insulin do xảy ra tạo phức với kẽm.
  • Dùng đồng thời với những thuốc cung cấp kẽm có thể làm giảm hiệu quả của dinatri calci edetat và phải ngừng điều trị cung cấp kẽm cho đến khi điều trị xong với calci EDTA.

Tương kỵ

Calci EDTA tương kỵ với dung dịch dextrose 10%, Ringer lactat, Ringer, dung dịch 10% đường biến đổi, dung dịch 10% đường biến đổi trong natri clorid 0,9%, thuốc tiêm 1/6 M natri lactat, các chế phẩm của amphotericin B và hydralazin hydroclorid. Không trộn calci EDTA trong cùng bơm tiêm với dimercaprol.

Bảo quản thuốc Dinatri Calci Edetat

Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30 oC.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Qúa liều

Triệu chứng: Quá liều calci EDTA có thể làm tăng các triệu chứng ngộ độc chì nặng, do vậy, hầu hết các tác dụng độc xuất hiện có liên quan với ngộ độc chì như phù não, hoại tử ống thận.

Điều trị: 

  • Điều trị phù não bằng truyền manitol dùng nhắc lại. 
  • Cần duy trì tốt lượng nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc.
  • Cần phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu.

Chưa rõ thẩm tách có thể loại được dinatri calci edetat hay không.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!