Thuốc Diazepam 10mg - Điều trị triệu chứng rối loạn lo âu - Cách dùng

Diazepam thường được dùng để điều trị triệu chứng rối loạn lo âu. Vậy thuốc Diazepam thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Diazepam

Thuốc Diazepam có thành phần chính là Diazepam

Diazepam là thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin tác dụng kéo dài. Diazepam có tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ. Ngoài ra, diazepam còn làm giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co giật (đặc biệt trạng thái động kinh và co giật do sốt cao), chống co cứng cơ và làm giảm hội chứng cai rượu.

Diazepam gắn với các thụ thể benzodiazepin ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepin trên hệ thần kinh trung ương có liên quan chặt chẽ với thụ thể của acid gama aminobutyric (GABA) - một chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu gây ức chế ở não. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, diazepam làm tăng khả năng gắn GABA vào thụ thể GABA, gây tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Diazepam

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 10mg 

Mỗi 1 viên

  • Diazepam 10 mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Diazepam 10 mg: 450.000 VNĐ/ hộp 30 viên 

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau 

  • Viên nén 2mg / 5mg 
  • Dung dịch tiêm 10mg/2ml 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Diazepam

Chỉ định

Diazepam được dùng để điều trị rối loạn lo âu Diazepamđược dùng để điều trị rối loạn lo âu 

 

Diazepam được sử dụng để điều trị chứng lo âu, co thắt cơ và cai rượu. Dạng tiêm được sử dụng khi muốn giảm đau nhanh chóng hoặc khi không thể dùng thuốc bằng đường uống.

Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị ngắn hạn các cơn co giật nghiêm trọng không ngừng (trạng thái động kinh). Nó không phải là để sử dụng hàng ngày liên tục để ngăn ngừa co giật.

Diazepam cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật để gây buồn ngủ, giảm lo lắng và giúp bệnh nhân quên đi những gì đã xảy ra trong quá trình phẫu thuật / thủ thuật.

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với benzodiazepin và các thành phần khác của thuốc.
  • Nhược cơ, suy hô hấp nặng.
  • Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này.
  • Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn tính.
  • Không kết hợp diazepam với một benzodiazepin khác vì có thể gây chứng quên ở người bệnh.
  • Không dùng diazepam khi có sự mất mát hoặc người thân chết vì có thể việc điều chỉnh tâm lý bị ức chế.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Diazepam

Cách sử dụng

  • Thuốc Diazepam 10 mg dùng qua đường uống
  • Diazepam chỉ dùng theo kê đơn của bác sỹ. Liều dùng tùy thuộc vào từng cá thể, tình trạng và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân; do đó cần tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ. Do có sự khác biệt rất lớn giữa phản ứng của các bệnh nhân, khuyến cáo nên bắt đầu điều trị với liều hợp lý thấp nhất, sau đó tăng dân liều đến mức liệu hiệu quả thấp nhất vẫn cho dung nạp tốt.
  • Liều hàng ngày nên chia làm 2-4 lần tùy theo nhu cầu từng bệnh nhân. Nói chung nên dùng 2/3 liều hàng ngày vào buổi tối.

Liều lượng

  • Người lớn: Liều trung bình hàng ngày 5-15mg (1-3 viên). Liều đơn không được vượt quá 10 mg.
  • Tình trạng lo âu, lo âu do tâm thần vận động, bồn chồn: Liều đơn thông thường là 2,5-5 mg (1/2-1 viên). Liều hàng ngày thường từ 5-20 mg.
  • Điều trị bổ trợ cho trạng thái co giật: Liều đơn thông thường là 2,5-10 mg (1/2-2 viên), 2-4 lần mỗi ngày.
  • Điều trị mê sảng trong cai rượu: Liều khởi đầu thông thường là 20-40 mg mỗi ngày (4-8 viên), liều duy trì là 15-20 mg (3-4 viên) mỗi ngày.
  • Điều trị tình trạng co cứng, cứng đơ: 5-20 mg (1-4 viên) mỗi ngày.
  • Với người cao tuổi và người ốm yếu, bệnh nhân giảm chức năng gan, thời gian bán thải của Diazepam có thể kéo dài hơn. Nên dùng liều thấp nhất, xấp xỉ bằng nửa liều thông thường sau khi đã cân nhắc dung nạp của bệnh nhân.
  • Liều dùng cho trẻ em cần được tính toán cho từng cá thể dựa trên các yếu tố: tuổi, mức độ trưởng thành, tình trạng toàn thân và đáp ứng cá thể.
  • Liều khởi đầu thông thường cho trẻ em là 1,25-2,5 mg mỗi ngày, chia làm 2-4 lần theo nhu cầu. Có thể tăng hoặc giảm liều sau khi đánh giá về đáp ứng lâm sàng.
  • Có thể uống thuốc không cần tính đến thời gian ăn.

Tác dụng phụ thuốc Diazepam

Bạn có thể gặp tình trạng buồn nôn sau khi dùng thuốcBạn có thể gặp tình trạng buồn nôn sau khi dùng thuốc 

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn:

  • Lú lẫn, ảo giác, suy nghĩ và hành vi bất thường;
  • Hành vi có tính đe dọa bất thường, giảm ức chế, không sợ nguy hiểm;
  • Uất ức, có ý định tự sát hoặc tự tổn hại bản thân;
  • Tăng động, kích động, hung hăng, nóng tính;
  • Cơn co giật mới hoặc trầm trọng hơn;
  • Thở yếu hoặc nông;
  • Cảm giác muốn ngất;
  • Co giật cơ, rùng mình;
  • Mất kiểm soát bàng quang;
  • Không đi tiểu được.

Những tác dụng phụ thông thường khác bao gồm:

  • Vấn đề trí nhớ;
  • Choáng váng, quay cuồng;
  • Cáu gắt;
  • Yếu cơ;
  • Buồn nôn, táo bón;
  • Khô miệng, nói lắp;
  • Phát ban nhẹ, ngứa ngáy;
  • Hoa mắt;
  • Mất hứng thú tình dục.

Lưu ý thuốc Diazepam

Trước khi dùng thuốc Diazepam bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây tình trạng nhức đầu, chóng mặt.

Thận trọng dùng thuốc trên đối tượng này. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Diazepam có thể gây hại cho thai nhi, nhưng co giật khi mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và con. Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có thai trong khi dùng Diazepam để điều trị co giật.

Tương tác thuốc Diazepam

Thuốc

Diazepam làm tăng ức chế hô hấp, an thần, ức chế tim mạch của các thuốc ức chế thần kinh trung ương và tâm thần: Thuốc giảm đau opioid, chống trầm cảm, kháng histamin, chống rối loạn tâm thần, gây mê, an thần gây ngủ khác và rượu, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng đồng thời diazepam với các loại thuốc này. Đặc biệt khi dùng diazepam cùng thuốc giảm đau opioid (morphin) có thể gây ức chế hô hấp nặng vì vậy liều của diazepam phải giảm ít nhất 1/3 và tăng dần từng lượng nhỏ.

Cimetidin và ciprofloxacin giảm độ thanh thải của diazepam, do đó làm tăng nồng độ diazepam trong huyết tương.

Isoniazid làm tăng thời gian bán thải của diazepam từ 34 - 45 giờ.

Thuốc tránh thai và omeprazol có thể làm tăng tác dụng của diazepam.

Cafein làm giảm tác dụng an thần của diazepam.

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Diazepam

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà. 
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ.

Xử trí: Theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp như trong tất cả trường hợp dùng thuốc quá liều. Rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô hấp. Có thể chống hạ huyết áp bằng noradrenalin hoặc metaraminol.

Thẩm phân ít có giá trị. Có thể dùng flumazenil để hủy bỏ một phần hay toàn bộ tác dụng an thần của benzodiazepin.

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định. 

Xem Thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!