Thuốc Deloliz - Điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay - Hộp 1 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Deloliz thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay. Vậy thuốc Deloliz được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Deloliz 

Deloliz có thành phần chính là Desloratadine.

Desloratadine là chất chuyển hoá chính có hoạt tính theo đường uống của Loratadine là chất kháng histamine H1 không gây buồn ngủ.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Deloliz 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén bao phim: Hộp 1 vỉ x 10 viên

Mỗi viên Deloliz: Desloratadine 5,0mg; tá dược vừa đủ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Deloliz 

Chỉ định 

Deloliz làm giảm các triệu chứng mày đay mạn tính tự phátDeloliz làm giảm các triệu chứng mày đay mạn tính tự phát

Giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, nghẹt mũi, kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt & đỏ mắt, ngứa họng & ho.

Giảm các triệu chứng mày đay mạn tính tự phát.

Chống chỉ định 

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc mẫn cảm với loratadin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Deloliz 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và thanh thiếu niên (≥12 tuổi): 5mg/ngày

Đối với trẻ em 6 – 11 tuổi dùng liều là 2,5 mg/ngày.

Viêm mũi dị ứng không liên tục (triệu chứng xuất hiện < 4 ngày/tuần hoặc < 4 tuần) nên được điều trị phù hợp dựa trên đánh giá tiền sử bệnh của bệnh nhân và nên ngừng điều trị khi hết triệu chứng và tái điều trị khi tái xuất hiện triệu chứng.

Trong viêm mũi dị ứng kéo dài (triệu chứng xuất hiện > 4 ngày/tuần và kéo dài > 4 tuần), có thể điều trị liên tục trong thời gian tiếp xúc với dị nguyên.

Tác dụng phụ thuốc Deloliz 

Rất hiếm báo cáo về phản ứng quá mẫn khi sử dụng thuốc DelolizRất hiếm báo cáo về phản ứng quá mẫn khi sử dụng thuốc Deloliz

Hiếm: cảm giác mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu. Rất hiếm: nổi mẩn & phản vệ.

Trong các thử nghiệm lâm sàng với các chỉ định về viêm mũi dị ứng và mày đay tự phát mạn tính, với liều đề nghị 5 mg/ngày, những tác dụng ngoại ý được báo cáo ở 3% bệnh nhân và cao hơn so với bệnh nhân dùng placebo. Những tác dụng bất lợi thường gặp nhất với tần xuất cao hơn placebo là mệt mỏi (1,2%), khô miệng (0,8%), và nhức đầu (0,6%).

Trong quá trình lưu hành desloratadine trên thị trường, rất hiếm báo cáo về phản ứng quá mẫn (kể cả phản vệ và phát ban), nhanh nhịp tim, đánh trống ngực, tăng hoạt động tâm thần vận động, cơn động kinh, tăng các men gan, viêm gan và tăng bilirubin.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Deloliz 

Lưu ý chung

Trẻ < 12 tuổi: Theo chỉ định của thầy thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Nhìn chung không thấy ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở chuột với liều desloratadine cao gấp 34 lần liều lâm sàng đề nghị cho người.

Không quan sát thấy tác dụng gây quái thai hoặc đột biến gen trong các thử nghiệm trên động vật dùng desloratadine.

Do chưa có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng desloratadine trong thai kỳ nên chưa xác định được tính an toàn trong thời kỳ mang thai.

Không sử dụng trong thai kỳ trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

Không dùng cho phụ nữ cho con bú do desloratadine được tiết vào sữa mẹ.

Người lái xe và vận hành máy móc

Không quan sát thấy ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc 

Tương tác thuốc Deloliz 

Khi dùng đồng thời, desloratadin làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương của các thuốc erythromycin, ketoconazol, azithromycin, cimetidin. 

Bảo quản thuốc Deloliz 

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Khi có quá liều, cân nhắc dùng các biện pháp chuẩn để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu. Nên điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ.

Trên một nghiên cứu lâm sàng đa liều ở người lớn và thanh thiếu niên sử dụng desloratadine lên đến 45 mg (cao gấp 9 lần liều lâm sàng) đã không quan sát thấy biểu hiện lâm sàng của quá liều.

Desloratadine không được bài tiết qua thẩm phân máu; chưa rõ liệu có được bài tiết qua thẩm phân phúc mạc hay không.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!