Thuốc D-amin - Điều trị đái tháo đường type II - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc D-amin thường được dùng điều trị đái tháo đường type II không phụ thuộc insulin. Vậy thuốc D-amin được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc D-amin 

D-amin có thành phần chính là Gliclazide có tác dụng: 

Gliclazide là một sulfamide hạ đường huyết, thuốc uống trị đái tháo đường

Chúng hoạt động bằng cách kích thích hoạt động của tuyến tụy với sự giúp đỡ của các tế bào beta. Điều này làm cho cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn.

Gliclazide làm giảm mức đường huyết do kích thích tiết insulin từ các tế bào bê ta của các tiểu đảo Langerhans. Sự tăng tiết insulin và C peptid sau bữa ăn vẫn tồn tại sau 2 năm điều trị.

Cùng với các đặc tính chuyển hóa này, gliclazide có tác dụng trên máu – mạch máu.

Tác dụng trên sự giải phóng insulin:

Trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, gliclazide phục hồi đỉnh tiết insulin sớm trong đáp ứng với glucose và giúp tăng tiết insulin trong pha 2. Sự tăng đáng kể đáp ứng với insulin đã được quan sát thấy sau khi có kích thích gây ra bởi bữa ăn hoặc glucose.

Tính chất huyết mạch:

Gliclazide làm giảm vi huyết khối bằng hai cơ chế. Hai cơ chế này có thể có vai trò trong biến chứng của đái tháo đường:

Ức chế một phần sự kết tập và dính của tiểu cầu, cũng như làm giảm các dấu ấn của sự hoạt hóa tiểu cầu (bê ta thromboglobulin, thromboxane B2);

Tác dụng trên hoạt tính tiêu fibrin của nội mạc mạch máu, kèm tăng hoạt tính của t-PA.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc D-amin 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng:

Dạng bào chế:Viên nén-80mg

Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần: Gliclazide

Giá thuốc

Chỉ định và chống chỉ định thuốc D-amin 

Chỉ định

Thuốc dùng cho các trường hợp đái tháo đường type II không phụ thuộc insulinThuốc dùng cho các trường hợp đái tháo đường type II không phụ thuộc insulin

Ðái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin.

Chống chỉ định 

Tuyệt đối:

  • Quá mẫn cảm với gliclazide hay với các sulfonylurea khác hay với sulfonamide hay với bất kỳ thànhphần tá dược nào của thuốc.
  • Ðái tháo đường týp 1, đặc biệt là đái tháo đường ở trẻ em, nhiễm toan, nhiễm ceton nặng, hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
  • Suy thận nặng, suy gan nặng.
  • Cho con bú.

Tương đối:

  • Dùng chung với phenylbutazone, danazol và rượu.Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc D-amin 

Cách dùng

Đường uống.

Tốt nhất bạn nên dùng chung với bữa ăn và dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng

Dùng cho người lớn.

Liều hàng ngày có thể dao động từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, tương ứng với 30 đến 120mg gliclazide, uống một lần duy nhất. Nên uống thuốc trong bữa ăn sáng.

Không nên bẻ viên thuốc.

Nếu quên uống thuốc một ngày, không uống bù trong ngày hôm sau.

Cũng như với tất cả các thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hóa đối với từng bệnh nhân (đường huyết, HbA1c).

Liều khởi đầu:

Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30mg/ngày).

Nếu đường huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.

Nếu đường huyết không được kiểm soát thỏa đáng, có thể tăng liều lên 2 viên (60mg), 3 viên (90mg) hay 4 viên (120mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ hai điều trị.

Liều tối đa được khuyến cáo là 120mg/ngày.

Chuyển từ Diamicron 80mg sang Gliclazide 30mg:

1 viên Diamicron 80mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Gliclazide 30mg, do đó có thể chuyển từ Diamicron 80mg sang dùng Gliclazide nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.

Chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Gliclazide:

Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán hủy của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó.

Thông thường không có giai đoạn chuyển tiếp, nên bắt đầu Gliclazide ở liều 30mg, sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân như đã nêu ở trên.

Nếu chuyển tiếp từ một sulfamide hạ đường huyết có thời gian bán hủy dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của hai thuốc, dẫn đến hạ đường huyết.

Khi chuyển từ thuốc khác sang Gliclazide, nên áp dụng như khi mới bắt đầu điều trị, có nghĩa là nên bắt đầu Gliclazide ở liều 30mg/ngày, sau đó tăng dần từng nấc liều, tùy theo đáp ứng chuyển hóa.

Bệnh nhân trên 65 tuổi: dùng liều tương tự như ở người trẻ tuổi.

Bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa: dùng liều tương tự như ở người không suy thận nhưng phải theo dõi chặt chẽ.

Các dữ liệu trên đã được chứng minh qua các thử nghiệm trên lâm sàng.

Ở những bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết:

Do dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng,

Do mắc các bệnh lý nội tiết nặng (suy thùy trước tuyến yên, suy tuyến giáp, suy thượng thận),

Đang trong giai đoạn ngưng corticoide sau khi dùng kéo dài và/hoặc liều cao,

Bệnh lý mạch máu nặng (bệnh lý mạch vành nặng, tổn thương động mạch cảnh nặng, bệnh lý mạch máu lan tỏa),

Trong những trường hợp này nên bắt đầu dùng Gliclazide ở liều tối thiểu 30mg/ngày.

Trẻ em: không có số liệu cũng như thực nghiệm trên lâm sàng.

Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác:

Gliclazide có thể được dùng phối hợp với biguanide, các thuốc ức chế alpha-glucosidase hay insuline.

Ở những bệnh nhân không đủ kiểm soát bệnh với Gliclazide, có thể phối hợp với insuline nhưng phải theo dõi chặt chẽ 

Tác dụng phụ thuốc D-amin 

Hạ đường huyết đôi khi có thể gặp trên bệnh nhân dùng thuốcHạ đường huyết đôi khi có thể gặp trên bệnh nhân dùng thuốc

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ là đường huyết thấp (hạ đường huyết). Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất.

Nếu không điều trị, các triệu chứng này có thể tiến triển đến chóng mặt, mất ý thức hoặc có thể gây hôn mê. Nếu tình trạng đường huyết thấp nghiêm trọng hoặc kéo dài, ngay cả khi được kiểm soát tạm thời bằng cách ăn đường, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức, ví dụ như các rối loạn máu, giảm số lượng tế bào trong máu đã được báo cáo (ví dụ như tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu). Tình trạng bệnh này có thể khiến bạn: xanh xao; xuất huyết kéo dài; bầm tím; đau họng; sốt; mệt mỏi, khó thở; chảy máu mũi; loét miệng, ớn lạnh nặng.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Các rối loạn về gan: Vàng da và mắt, viêm gan
  • Các rối loạn về da: Phát ban, đỏ, ngứa, mề đay, phù mạch, ban đỏ, phát ban dát sẩn, phản ứng bóng nước, nhạy cảm với ánh sáng
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
  • Rối loạn ở mắt: Rối loạn thị giác (hiếm gặp)
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu
  • Rối loạn nội tiết: Tăng đường huyết
  • Rối loạn chung: Suy nhược
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, viêm khớp, đau lưng
  • Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, da sần sùi, lo lắng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, tăng huyết áp
  • Rối loạn đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Rối loạn hô hấp: Viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho

Với các thuốc nhóm sulphonylurea, trường hợp thay đổi nghiêm trọng về số lượng các tế bào máu và viêm dị ứng các thành mạch máu, giảm natri máu (hạ natri máu), đã được mô tả. Các triệu chứng của suy gan (ví dụ như vàng da) đã được quan sát, trong nhiều trường hợp biến mất sau khi ngưng dùng thuốc nhóm sulphonylurea, nhưng trong trường hợp cá biệt có thể dẫn đến suy gan đe dọa tính mạng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc D-amin 

Lưu ý chung

Lưu ý trước khi dùng thuốc D-Amin

Hạ đường huyết: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng sulfamide hạ đường huyết. Một số trường hợp có thể nặng và kéo dài. Nếu cần có thể cho bệnh nhân nhập viện và có thể phải cho truyền glucose trong nhiều ngày.

Chọn lựa liều dùng hợp lý cho từng bệnh Tốt nhất cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng của bản thân như tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử bệnh, dị ứng, mang thai, cho con bú….

Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để tránh tác hại của thuốc.

Trước khi dùng gliclazide, bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn:

  • Dị ứng với gliclazide hay bất kỳ thành phần khác của thuốc này, hoặc với bất kỳ thuốc nào khác trong cùng nhóm (sulphonylurea), các loại thuốc khác có liên quan (sulphonamide hạ đường huyết).
  • Mắc bệnh thận hoặc bệnh gan mức độ nặng, đặc biệt là suy gan và suy thận nặng
  • Mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan axit.
  • Bị tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường.
  • Đang dùng thuốc để điều trị nhiễm nấm.
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Mắc bệnh đái tháo đường và trải qua phẫu thuật, sau chấn thương hoặc đang bị một nhiễm trùng nặng.
  • Mắc rối loạn chuyển hóa porphirin (một căn bệnh di truyền ảnh hưởng đến tủy xương hoặc gan).
  • Có tiền sử gia đình hoặc mắc bệnh thiếu G6PD.
  • Có các yếu tố hạ đường huyết như suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, bệnh mạch máu, ăn ít carbohydrate hoặc chế độ ăn không cân bằng
  • Thuốc này không nên dùng điều trị bệnh đái tháo đường ở trẻ em.

Lưu ý dùng thuốc D-Amin khi đang mang thai

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. 

Không dùng gliclazid.

Người đang dùng gliclazid mà có thai, phải báo ngay cho thầy thuốc để chuyển sang dùng insulin

Lưu ý dùng thuốc D-Amin khi cho con bú

Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Không nên dùng gliclazid cũng như các sulfonylurê khác trong thời kỳ cho con bú vì hạ glucose huyết có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu bắt buộc phải dùng gliclazid thì phải ngừng cho con bú.

Lưu ý dùng thuốc D-Amin cho người cao tuổi

Thận trọng dùng thuốc với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn với người lớn bình thường.

Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng thuốc D-Amin

Đọc kỹ lưu ý về chế độ ăn uống trên tờ hướng dẫn.

Cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Cần đọc kỹ hướng dẫn có trong hộp đựng, hoặc chỉ dẫn của bác sĩ.

Tương tác thuốc D-amin 

Thuốc

  • Tăng nguy cơ hạ đường huyết:

Chống chỉ định:

Miconazole (đường toàn thân, gel bôi miệng): tăng tác dụng hạ đường huyết với nguy cơ gây hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê.

Không nên phối hợp:

Phenylbutazone (đường toàn thân): tăng tác dụng hạ đường huyết của các sulfamide (do giảm gắn kết của sulfamide với protein huyết tương và/hoặc giảm đào thải chất này). Nên thay bằng một thuốc kháng viêm khác ít có tương tác hơn, nếu không thể thì nên thông báo cho bệnh nhân để tăng cường tự theo dõi, chỉnh liều nếu cần trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng phối hợp.

Rượu: tác dụng “antabuse”, nhất là đối với chlorpropamide, glibenclamide, glipizide và tolbutamide. Tăng phản ứng hạ đường huyết (ức chế phản ứng bù trừ, có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết). Tránh uống rượu và các thuốc có chứa rượu.

Thận trọng khi phối hợp:

Thuốc chẹn bêta: tất cả các thuốc chẹn bêta có thể che khuất một vài triệu chứng của hạ đường huyết như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Ða số các thuốc chẹn bêta không chọn lọc làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của biến chứng hạ đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết, nhất là trong thời gian đầu điều trị.

Fluconazole: tăng thời gian bán hủy của sulfamide hạ đường huyết, có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Thông báo cho bệnh nhân, tăng cường theo dõi đường huyết, chỉnh liều sulfamide trong thời gian phối hợp với fluconazole.

Thuốc ức chế men chuyển (mô tả cho captopril, enalapril): thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfamide hạ đường huyết, nhưng dường như hiếm khi xảy ra bất ổn do hạ đường huyết. Có giả thiết cho rằng có cải thiện dung nạp glucose do đó giảm nhu cầu về insulin. Tăng cường theo dõi đường huyết.

  • Tăng đường huyết:

Không nên phối hợp:

Danazol: danazol có tác động tăng đường huyết. Nếu không thể tránh được phối hợp này, nên thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết và đường niệu. Nếu cần, chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với danazol và sau khi ngưng thuốc này.

Thận trọng khi phối hợp:

Chlorpromazine (thuốc an thần kinh) liều cao (100mg/ngày): tăng đường huyết (do làm giảm phóng thích insulin). Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường theo dõi đường huyết. Nếu cần, chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với chlorpromazine và sau khi ngưng thuốc này.

Glucocorticoid và tetracosatide (đường toàn thân và tại chỗ: trong tai, da và trực tràng), ngoại trừ hydrocortisone dùng trong liệu pháp thay thế trong bệnh Addison: tăng đường huyết đôi khi nhiễm ceton (do corticoid làm giảm dung nạp glucose). Thông báo cho bệnh nhân để tăng cường tự theo dõi đường huyết, nhất là khi bắt đầu điều trị. Chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường trong thời gian phối hợp với corticoid và sau khi ngưng corticoid.

Thuốc giống giao cảm bêta 2 (ritodrine, salbutamol, terbutaline): các thuốc kích thích bêta 2 làm tăng đường huyết. Tăng cường theo dõi đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc do các bác sĩ khác kê toa. Hãy luôn tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Thuốc D-Amin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bảo quản thuốc D-amin 

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 15-30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều và xử trí:

Triệu chứng:

Vô tình hay cố ý dùng quá liều sẽ dẫn đến những dấu hiệu hạ glucose huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh, cảm giác đói cồn cào; các triệu chứng liên quan đến thiếu oxy não bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng, hồi hộp. Nặng: lơ mơ, buồn ngủ, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Xử trí:

Trường hợp nhẹ, điều trị hạ glucose huyết bằng cách cho uống ngay glucose hoặc đường 20 – 30 g hòa vào một cốc nước và theo dõi glucose huyết. Cứ sau 15 phút lại cho uống một lần cho đến khi glucose huyết trở về bình thường. Trường hợp nặng người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải cho nhập viện cấp cứu và tiêm tĩnh mạch ngay 50 ml dung dịch glucose 20 – 30%, sau đó phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10% để tăng dần glucose huyết lên đến giới hạn bình thường. Cần theo dõi liên tục glucose huyết đến 24 – 48 giờ vì rất dễ xuất hiện hạ glucose huyết tái phát. Nếu quá nặng có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1 mg glucagon.

Quên liều 

Còn nếu lỡ quên liều, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nếu đã sát với giờ dùng thuốc tiếp theo nên bỏ qua liều đã lỡ và tiến hành uống thuốc như bình thường. Nghiêm cấm việc uống thuốc gấp đôi liều quy định của bác sĩ vì nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!