Thuốc Codepect - Điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Codepect là thuốc chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng.Vậy thuốc Codepect được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động  thuốc Codepect

Thuốc Codepect có thành phần chính gồm  Codeine phosphate, Glyceryl Guaiacolate

Codeine

Là thuốc giảm đau gây ngủ và giảm ho.

Codein là methylmorphin thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin, do vậy codein có tác dụng giảm đau và giảm ho. Tuy nhiên codein được hấp thu tốt hơn ở dụng uống, ít gây táo bón và ít gây co thắt mật hơn so với morphin. Ở liều điều trị, ít gây co thắt mật hơn so với morphin) và ít gây nghiện hơn morphin.

Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa (tác dụng giảm đau của codein có thể là do sự biến đổi khoảng 10% liều sử dụng thành morphin). Vì gây táo bón nhiều nếu sử dụng dài ngày, nên dùng codein kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid để tăng tác dụng giảm đau và giảm táo bón.

Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, codein làm khô dịch đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.

Codein không đủ hiệu lực để giảm ho nặng. Codein là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.

Codein gây giảm nhu động ruột vì vậy là một thuốc rất tốt trong điều trị ỉa chảy do bệnh nhân thần kinh đái tháo đường. Không được chỉ đinh khi bị ỉa chảy cấp va ỉa chảy do nhiễm khuẩn.

Guaifenesin

Guaifenesin có tác dụng long đờm nhờ kích ứng niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản. Nhờ vậy, thuốc làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và làm dễ tống đờm ra ngoài hơn. Cơ chế này khác với cơ chế của các thuốc chống ho, nó không làm mất ho. Thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm quánh đặc khó khạc do cảm lạnh, viêm nhẹ đường hô hấp trên. Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giãn phế quản, thuốc chống sung huyết mũi, kháng histamin hoặc thuốc chống ho opiat.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Codepect

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau

*Viên nang mềm. Hộp 10 vỉ x 10 viên

Một 1 viên chứa:

  • Codein phosphat : 10mg
  • Glycerin Guaiacolat : 100mg
  • Tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Giá thuốc: 120.000 VNĐ

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Codepect

Codepect điều trị ho

Chỉ định

Thuốc Codepect chỉ định trong các trường hợp sau: Chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng.

Chống chỉ định

Thuốc Codepect chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với codein, Glycerin guaiacolat hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A.
  • Bệnh nhân bệnh gan, suy hô hấp.
  • Phụ nữ cho con bú
  • Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị ho do có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Codepect

Cách dùng

Thuốc dạng viên nang mềm, dùng đường uống

Liều dùng

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày. 

Không sử dụng quá 7 ngày.

Tác dụng phụ thuốc Codepect

Sử dụng Codepect có thể gây khô miệng

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Nhức đầu 
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Nôn nao, nôn mửa
  • Bí tiểu
  • Táo bón
  • Hồi hộp
  • Hạ áp thế đứng
  • Mạch nhanh hoặc chậm.

Trong một số rường hợp ít gặp hơn bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng suy hô hấp, sảng khoái, bồn chồn; đau dạ dày, tăng áp lực đường mật; mẩn ngứa, mày đay.

Tác dụng phụ hiếm gặp: trong một vài trường hợp hiếm gặp đã ghi nhân bệnh nhân có thể gặp tình trạng ảo giác, co giật, mất phương hướng; suy tuần hoàn, sốc phản vệ; lệ thuộc thuốc, quen thuốc.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Codepect  thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Lưu ý khi dùng thuốc Codepect

  • Chỉ nên dùng thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc để điều trị ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chức năng tuyến tủy thượng thân.
  • Cân nhắc kĩ trước khi dùng thuốc để điều trị ở trẻ em.
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc để điều trị cho phụ nữ đang mang thai.
  • Không nên dùng thuốc để điều trị cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc không được lái xe, vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
  • Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị.

Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.

Tương tác thuốc Codepect

Khi dùng phối hợp có thể làm tăng hiệu quả của các thuốc chủ vận opiate, thuốc mê; thuốc giảm đau, an thầnthuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế monoamin oxidase, cồn và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.

Tác dụng giảm đau của codein tăng lên khi phối họp với aspirin paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidin.

Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.

Bảo quản thuốc Codepect

  • Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
  • Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Nguồn tham khảo:

Quá liều:

  • Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. 
  • Khi dùng quá liều bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như suy hô hấp, liệt ruột, ức chế TKTW qua mức, hôn mê. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. 
  • Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. 
  • Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

Quên liều: 

  • Tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
  • Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!