Thuốc Ciprophen - Điều trị các nhiễm khuẩn ở tai, mắt - 3mg/ml - Cách dùng

Thuốc Ciprophen thường được dùng điều trị các nhiễm khuẩn ở tai, mắt. Vậy thuốc Ciprophen được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Ciprophen

Ciprophen có thành phần chính là Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn do ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV (là những enzym cần thiết cho quá trình tái sinh sản DNA của vi khuẩn), nên ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng ức chế hậu kháng sinh và có tác dụng đến chức năng miễn dịch.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ciprophen

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt nhỏ tai

Với hàm lượng Ciprofloxacin 3mg/ml

Giá thuốc: 10.000 VND/lọ 5ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ciprophen

Chỉ định

Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm kết mạc

  • Mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm kết giác mạc, loét giác mạc, viêm mí mắt, viêm kết mạc-mí mắt, viêm tuyến Meibomius cấp, viêm túi lệ do vi khuẩn nhạy cảm với ciprofloxacin. Phòng ngừa trước khi mổ mắt, điều trị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt.
  • Tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ mạn tính & phòng ngừa trong phẫu thuật tai như phẫu thuật xương chũm.

Chống chỉ định

Quá mẫn với quinolone.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ciprophen

Dung dịch nhỏ mắt:

  • Nhiễm trùng cấp: nhỏ 1 - 2 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 15 - 30 phút.
  • Nhiễm trùng vừa: 1 - 2 giọt x 2 - 6 lần/ngày.

Dung dịch nhỏ tai: 

  • 2 - 3 giọt, mỗi lần dùng cách nhau 2 - 3 giờ.
  • Sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Phác đồ và liều thông thường như sau:

Loét giác mạc:

  • Nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh 15 phút một lân trong 6 giờ đầu, sau đó nhỏ 2 giọt mỗi 30 phút trong suốt thời gian còn lại của ngày thứ nhất
  • Ngày thứ 2: mỗi giờ nhỏ 2 giọt
  • Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14: cứ mỗi 4 giờ nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh
  • Nếu điều trị dài hơn 14 ngày, sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Viêm kết mạc nhiễm trùng:

  • Liều thông thường là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh 4 lần 1 ngày
  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng là nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 2 giờ trong khi thức trong vòng 2 ngày
  • Đối với cả 2 chỉ định trên, không sử dụng quá 21 ngày mỗi đợt điều trị

Tác dụng phụ thuốc Ciprophen

Chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn là tác dụng phụ có thể gặp

Thường gặp

  • Chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tình trạng mơ màng, thao thức (tiêm tĩnh mạch), sốt (trẻ em khoảng 2%), đau đầu (tiêm tĩnh mạch).
  • Phát ban (trẻ em khoảng 2%, người lớn khoảng 1%).
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu (trẻ em 3%), tăng ALT và AST (người lớn 1%).

Ít gặp

  • Nhức đầu, sốt do thuốc, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông.
  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhịp tim nhanh, kích động
  • Tăng tạm thời creatinin, bilirubin và phosphatase kiềm trong máu, đau ở các khớp, sưng khớp.

Hiếm gặp

  • Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ, thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin, viêm đại tràng màng giả.
  • Cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
  • Hội chứng da - niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da thành nốt, ban đỏ đa dạng tiết dịch.
  • Đã có báo cáo về một vài trường hợp bị hoại tử tế bào gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Đau cơ, viêm gân (gân gót) và mô bao quanh. Có một vài trường hợp bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với corticosteroid.
  • Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
  • Đau và tấy rát vị trí tiêm truyền tĩnh mạch với viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch.
  • Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.
  • Phù nề, ngất, cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi. Kéo dài thời gian QT và loạn nhịp thất.
  • Bội nhiễm Candida, Clostridium dificile và Streptococcus pneumoniae cũng có thể xảy ra khi sử dụng ciprofloxacin.

Tác dụng phụ của ciprofloxacin tra mắt, nhỏ tai:

Thuốc tra mắt: Nóng rát, khó chịu, nhuộm màu giác mạc, tủa ở giác mạc, sợ ánh sáng.

Thuốc nhỏ tai: Khó chịu tại chỗ, đau hoặc ngứa.

Lưu ý khi dùng thuốc Ciprophen

Lưu ý chung

Cần thận trọng khi dùng ciprofloxacin đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.

Cần duy trì uống đủ nước trong quá trình điều trị với ciprofloxacin và tránh để nước tiểu biến đổi quá kiềm do nguy cơ bị tinh thể - niệu.

Nói chung, thuốc không nên dùng đối với người bệnh dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người mẹ đang cho con bú, trừ khi thật cần thiết và lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn các rủi ro vì ciprofloxacin và các fluoroquinolon liên quan như acid nalidixic gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực trong các nghiên cứu trên động vật chưa trưởng thành.

Viêm gân hoặc đứt gân đã xảy ra khi dùng kháng sinh nhóm quinolon. Nguy cơ này tăng lên khi dùng đồng thời với các corticosteroid, người cấy ghép tạng và người bệnh trên 60 tuổi. Phải ngừng điều trị ciprofloxacin nếu người bệnh bị đau sưng đứt gân và sau đó phải chống chỉ định dùng fluoroquinolon ở những người bệnh này.

Nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi nắng gắt và đèn chiếu sáng có công suất lớn khi điều trị với ciprofloxacin.

Phải thận trọng khi dùng cho người cao tuổi vì tăng nguy cơ có khoảng QT kéo dài.

Phải chú ý đến mẫn cảm, đã xảy ra phản ứng phản vệ gây tử vong. Phải ngừng thuốc khi có dấu hiệu đầu tiên phát ban, hoặc các dấu hiệu khác của mẫn cảm.

Phải tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút, nếu tiêm truyền nhanh dưới 30 phút và vào tĩnh mạch nhỏ, tăng nguy cơ kích ứng tại chỗ tiêm.

Khi dùng ciprofloxacin phải tránh gắng sức, luyện tập thể lực nặng vì tăng nguy cơ đứt gân.

Dùng ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ.

Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobac- terium tuberculosis bị âm tính.

Tránh sử dụng hoặc sử dụng thận trọng đối với người bệnh có khoảng thời gian QT kéo dài hoặc các yếu tố nguy cơ liên quan như rối loạn điện giải không kiểm soát được, nhịp tim chậm, bệnh tim đã có từ trước.

Cần hạn chế dùng cafein nếu xảy ra rối loạn tim và kích thích thần kinh quá mức.

Ciprofloxacin và các fluoroqinolon nên tránh dùng trong nhiễm MRSA do mức độ kháng cao.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Ciprofloxacin đi qua nhau thai, đo được nồng độ trong màng ối và huyết thanh dây rốn.. Tuy nhiên, do liên quan tới thoái hóa sụn ở động vật còn non trong nghiên cứu nên ciprofloxacin chỉ dùng cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế.

Ciprofloxacin được khuyến cáo cho dùng đối với phòng và điều trị phụ nữ mang thai bị bệnh than.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Không dùng ciprofloxacin cho người cho con bú vì ciprofloxacin tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ gây hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.

Tương tác thuốc Ciprophen

Thuốc

Một số thuốc dưới đây sẽ làm giảm hiệu quả của ciprofloxacin, hãy dùng ciprofloxacin trước 2 giờ hoặc sau 6 giờ kể từ khi dùng những thuốc này:

  • Thuốc trị loét dạ dày tá tràng: sucralfate hoặc thuốc kháng acid.
  • Didanosine bột hoặc viên nhai.
  • Vitamin hoặc khoáng chất có chứa canxi, sắt, magie, kẽm.

Bên cạnh đó, cần phải nói với bác sĩ nếu đang hoặc chuẩn bị sử dụng các thuốc gồm:

  • Clozapine, cyclosporine, methotrexate, phenytoin, probenecid, ropinirole, sildenafil hoặc theophylline.
  • Thuốc chống đông máu.
  • Thuốc trị bệnh tim hoặc thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc uống trị tiểu đường.
  • Sản phẩm có chứa caffein.
  • Thuốc trị bệnh trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần.
  • Các loại steroid.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirine, naproxen, clecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam..

Ngoài ra, ciprofloxacin có thể tương tác với những thuốc khác không nằm trong danh mục này.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Không dùng thuốc này cùng với các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai, sữa chua uống…) hoặc nước trái cây tăng cường canxi.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhịp tim chậm
  • Tiểu đường
  • Tiêu chảy
  • Tiền sử bị nhồi máu cơ tim
  • Bệnh tim (ví dụ, suy tim)
  • Vấn đề về nhịp tim (ví dụ, hội chứng QT kéo dài), hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng này
  • Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp), chưa được chữa trị
  • Hạ magie (nồng độ magne trong máu thấp), chưa được chữa trị
  • Bệnh gan, nặng
  • Có tiền sử bị động kinh (co giật)
  • Có tiền sủ bị đột quỵ
  • Bệnh não (ví dụ như xơ cứng động mạch)
  • Bệnh thận nghiêm trọng
  • Có tiền sử ghép nội tạng (ví dụ, tim, thận, hoặc phổi);
  • Có tiền sử mắc rối loạn về gân (ví dụ, viêm khớp dạng thấp)
  • Nhược cơ (nhược cơ nặng)

Bảo quản thuốc Ciprophen

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Quá liều và độc tính

Các triệu chứng khi dùng quá liều bao gồm chóng mặt, run, nhức đầu, mệt mỏi, co giật, ảo giác, lú lẫn, khó chịu ở bụng, suy thận và gan cũng như đái ra máu và đái ra máu. Đã có báo cáo về ngộ độc thận có hồi phục.

Cách xử lý khi quá liều

Nếu đã uống phải một liều lớn thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: Gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị hỗ trợ, ví dụ như truyền bù đủ dịch.

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!