Thuốc Ciproglen - Điều trị nhiễm khuẩn - 500mg - Cách dùng

Thuốc Ciproglen thường được dùng điều trị nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan khác nhau như: phổi, da, não,…Vậy thuốc Ciproglen được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Ciproglen

Ciproglen có thành phần chính là Ciprofloxacin.

Phổ kháng khuẩn:

  • Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, diệt khuẩn phổ rộng. Nó cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng.
  • Do cơ chế tác động đặc hiệu này, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác.
  • Trong khi sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính.

Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc sau:

  • Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime.
  • Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác.
  • Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin.

Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ciproglen

Dạng bào chế:Viên nén bao phim

Thành phần: Ciprofloxacin

Hàm lượng: 500mg

Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên

Giá: đang cập nhật

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ciproglen

Chỉ định

Thuốc chỉ định trong điều trị bệnh lậu
Nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng, thận hoặc đường niệu, sinh dục kể cả bệnh lậu, tiêu hóa, ống mật, xương khớp, mô mềm, sản phụ khoa, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm trùng mắt.

Chống chỉ định 

Quá mẫn với ciprofloxacin hay nhóm quinolone. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em & trẻ nhỏ. Ðộng kinh. Tiền sử đứt gân & viêm gân.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ciproglen

Người lớn:

Nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: 250 - 500 mg, ngày 2 lần.

Nhiễm khuẩn nặng - có biến chứng: 750 mg, ngày 2 lần. Dùng 5 - 10 ngày.

  • Suy thận: ClCr 30 - 50 mL/phút: 250 - 500 mg/12 giờ.
  • Suy thận: ClCr 5 - 29 mL/phút: 250 - 500 mg/18 giờ.
  • Lọc thận: 250 - 500 mg/24 giờ.

Tác dụng phụ thuốc Ciproglen

Thuốc có thể gây tác dụng phụ tăng men gan 

  • Thỉnh thoảng: chán ăn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ợ, nôn, đau bụng, trướng bụng, nhức đầu, chóng mặt, tăng BUN, creatinin, tăng men gan.
  • Hiếm khi: viêm miệng, sốc, nhạy cảm ánh sáng, phù, ban đỏ, suy thận cấp, vàng da, thay đổi huyết học, viêm kết tràng giả mạc, đau khớp, đau cơ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Ciproglen

Bệnh nhân suy thận nặng, rối loạn huyết động não. Người cao tuổi. Ngưng thuốc khi đau, viêm, đứt gân.

Tương tác thuốc Ciproglen

Theophylline, NSAID, thuốc kháng acid, sucrafate, ion kim loại, cyclosporine.

Bảo quản thuốc Ciproglen

Bảo quản viên nén, viên nang trong lọ kín ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng cực tím mạnh.
Dung dịch Ciprofloxacin hydroclorid trong nước vó pH 1,5 đến 7,5, giữ ở nhiệt độ phòng có thể bền ít nhất trong 14 ngày.
Bảo quản dung dịch tiêm ciprofloxacin

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều khi dùng Ciprofloxacin

Nếu đã uống phải một liều lớn, thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu.
 Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị hỗ trợ ví dụ như truyền bù đủ dịch.

Quên liều

Đang cập nhật

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!