Thuốc Cipad - Điều trị viêm màng phổi - 500mg - Cách dùng

Thuốc Cipad là kháng sinh thuộc nhóm quinolone. Vậy thuốc Cipad được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cipad

Cipad có thành phần chính là Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm quinolone. Chất này ức chế men gyrase (gyrase inhibitors) của vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn: Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, diệt khuẩn phổ rộng. Nó cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng. Do cơ chế tác động đặc hiệu này, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác. Trong khi sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính. Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc sau: Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime. Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác. Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin. Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cipad

* Dạng bào chế: viên nén bao phim.

  •  Thành phần: Ciprofloxacin Hydrochloride hàm lượng 500mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên.

* Dạng bào chế: Dung dịch tiêm tĩnh mạch

  •  Đóng gói: Hộp 1 chai thuỷ tinh 100ml; Hộp 1 chai nhựa 100ml
  •  Thành phần: Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl): 200mg/100 ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cipad

Chỉ định 

Thuốc chỉ định trong điều trị viêm màng phổi

 

  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, ápxe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn. 
  • Viêm cầu thận cấp & mạn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang
  • Viêm tai giữa, viêm xoang
  • Nhiễm lậu cầu. 
  • Nhiễm khuẩn da & mô mềm. 
  • Tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, viêm đường mật, viêm phần phụ, viêm xương khớp. 
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Chống chỉ định 

Dị ứng với nhóm quinolone. Trẻ em đang tăng trưởng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cipad

Cách dùng

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Thuốc Cipad ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Cipad.

Liều uống:

Muốn thuốc hấp thu nhanh, nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn. Người bệnh cần được dặn uống nhiều nước và không uống thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.Thời gian điều trị ciprofloxacin tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh và cần được xác định tùy theo đáp ứng lâm sàng và vi sinh vật của người bệnh. Với đa số nhiễm khuẩn, việc điều trị cần tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi người bệnh không còn triệu chứng. Thời gian điều trị thường là 1 - 2 tuần, nhưng với các nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng, có thể phải điều trị dài ngày hơn.Ðiều trị ciprofloxacin có thể cần phải tiếp tục trong 4 - 6 tuần hoặc lâu hơn trong các nhiễm khuẩn xương và khớp. Tiêu chảy nhiễm khuẩn thường điều trị trong 3 - 7 ngày hoặc có thể ngắn hơn.

Liều dùng

Truyền IV chậm người lớn: + Nhiễm khuẩn đường tiểu 100 mg x 2 lần/ngày. + Nhiễm khuẩn hô hấp dưới 200 mg x 2 lần/ngày. + Nhiễm khuẩn khác 200 mg x 2 lần/ngày. + Lậu liều đơn 150 mg. + Suy thận ClCr < 20 mL/phút: 1/2 liều.

Chỉ định dùng

Liều lượng cho 24 giờ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

100mg x 2

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

250 - 500mg x 2

Lậu không có biến chứng

500mg, liều duy nhất

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính

500mg x 2

Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương

500 - 700mg x 2

Liều điều trị

Liều dự phòng

500mg x 2

500mg x 1

Phòng các bệnh do não mô cầu

Người lớn và trẻ em > 20kg

Trẻ em < 20kg

500mg, liều duy nhất

250mg, liều duy nhất hoặc 20mg/ kg

Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người bệnh bị suy giảm miễn dịch

250 - 500mg x 2

Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị suy giảm miễn dịch

500 - 750mg x 2

Liều truyền tĩnh mạch (ciprofloxacin lactat): Thời gian truyền tĩnh mạch trong 60 phút.

Chỉ định dùng

Liều (truyền trong 60 phút)

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

200 - 400 mg x 2

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

400mg x 2

Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương

400 mg x 2- 3

Nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị suy giảm miễn dịch)

400 mg x 2 - 3

Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin, hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh.

Độ thanh thải creatinin (ml/ phút/ 1,73m2)

Gợi ý điều chỉnh liều lượng

31 - 60 (creatinin huyết thanh: 120 - 170mcmol/ l)

Liều ≥ 750mg x 2 (uống), hoặc ≥ 400mg x 3 (tiêm tĩnh mạch) nên giảm xuống còn: 500mg x 2 (uống) hoặc 400mg x 2 (tĩnh mạch)

<= 30 (creatinin huyết thanh: > 175mcmol/ l)

Liều >= 500mg x 2 (uống), hoặc >= 400mg x 2 (tĩnh mạch) nên giảm xuống còn: 500mg x 1 (uống) hoặc 400mg x 1 (tĩnh mạch)

Trẻ em và trẻ vị thành niên

  • Uống 7,5 - 15 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần.
  • Truyền tĩnh mạch 5 - 10 mg/kg/ngày, truyền trong thời gian từ 30 - 60 phút.

Tác dụng phụ thuốc Cipad

Thuốc có thể gây khó tiêu

Trong quá trình sử dụng thuốc Cipad bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn:

  • Trên hệ tiêu hóa bệnh nhân có thể xuất hiện rối loạn như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày…
  • Thuốc được chuyển hóa tại gan và thận do đó có thể làm rối loạn một số chuyển hóa gan-thận: suy thận, thiếu máu, vàng da, suy gan, viêm gan…
  • Trên da bệnh nhân xuất hiện một số phản ứng như phát ban, nổi mề day, ngứa, hội chứng stevens-johnson…
  • Đặc biệt bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn thần kinh và tâm thần như đau đàu, chóng mặt, kích động, lo âu, ảo giác, đau nửa đầu…nguy hiểm hơn xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ do đó khi người bệnh gặp bất kì các biểu hiện bất thường nào khác thì nên gặp bác sĩ để có thêm tư vấn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cipad

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cipad 500mg

  • Đây là thuốc kháng sinh do đó chỉ sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn không dùng cho trường hợp bị nhiễm virus trừ khi xuất hiện hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc được chuyển hóa tại gan và được bài tiết theo đường nước tiểu do đó thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân bị suy gan hay suy thận.
  • Các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kị khí, vi khuẩn Gram (+) không nên sử dụng thuốc để điều trị do hiệu quả điều trị của thuốc là không cao trong các trường hợp này vì vậy mà phải xem xét điều trị với kháng sinh khác.
  • Quên liều: quên liều sẽ làm giảm khả năng điều trị, bệnh nhân nên bỏ liều dùng đã quên không nên uống chồng liều, do đó bệnh nhân nên tuân thủ điều trị để đạt được kết quả mong muốn.

Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hay trẻ em không nên sử dụng do chưa có báo cáo về tính an toàn khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc Cipad

  • Bạn không nên sử dụng thuốc chung với sữa hay nước cam có bổ sung calci hay sữa chua vì các chế phẩm trên có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc gây giảm hiệu quả điều trị
  • Sự bài tiết của Ciprofloxacin sẽ bị rối loạn khi dùng thuốc chung với probenecid làm cho thuốc ở trong cơ thể lâu hơn gây độc tính cho cơ thể nhiều hơn.
  • Kết hợp sử dụng với các thuốc kháng vitamin K có thể làm tăng tác dụng thời gian chống đông của thuốc kháng vitamin K do đó thận trọng khi kết hợp sử dụng, đề phòng nguy cơ xuất huyết.
  • Cung cấp cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang sử dụng để tránh được các tương tác không mong muốn.

Bảo quản thuốc Cipad

Thuốc Cipad nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng, nhiệt độ 250C và tránh xa tầm tay của trẻ em ngoài ra ở điều kiện tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

  • Quá liều: có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ và khi xảy ra hiện tượng quá liều có thể xuất hiện các triệu chứng trên hệ thần kinh như chóng mặt. đau đầu, ảo giác, khó chịu tại gan thận, đặc biệt là co giật
  • Vì vậy mà hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để xử lý kịp thời.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!