Thuốc Cifnir - Điều trị nhiễm trùng - Hộp 1 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Cifnir là thuốc điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây nên: nhiễm trùng tai mũi họng, viêm phổi, bệnh lậu…Vậy thuốc Cifnir được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Cifnir

Thuốc Cifnir có thành phần chính là Cefdinir 

Cefdinir là kháng sinh có nhân cephem, có nhóm vinyl ở vị trí thứ 3 và nhóm 2-aminothiazoly hydroxyimino ở vị trí thứ 7 của 7-aminocephalosporanic acid.

Cefdinir không bị ảnh hưởng bởi các loại men bêta-lactamase, có hoạt tính kháng khuẩn rộng chống lại các loại vi khuẩn gram(-) và gram(+); đặc biệt, nó có hiệu quả tốt trên các loại vi khuẩn gram(+) như: Staphylococcus sp., Streptococcus sp., kháng với những kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin uống khác đã có từ trước.

 Cefdinir là thuốc diệt khuẩn, có hoạt tính diệt khuẩn cân đối, chống lại vi khuẩn gram(-) và vi khuẩn gram(+).

Cơ chế tác dụng:

Cơ chế tác dụng của cefdinir là ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Nó có ái lực cao với những protein kết hợp penicillin (PBP) 1 (1a, 1bs), 2 và 3, với những điểm tác dụng thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cifnir

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

* Viên nang cứng. Hộp 1 vỉ x 10 viên 

Mỗi 1 viên chứa

  • Cefdinir 300mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc:              

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cifnir

Cifnir điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng

Chỉ định

Thuốc Cifnir chỉ định điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây nên:

  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng
  • Điều trị viêm phế quản, viêm phổi
  • Nhiểm khuẩn tiết niệu, sinh dục
  • Bệnh lậu không biến chứng
  • Điều trị nhiễm khuẩn trong sản, phụ khoa
  • Nhiễm khuẩn da và tổ chức mô mềm
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẩu thuật

Chống chỉ định

Thuốc Cifnir chống chỉ định trong các trường hợp sau: Quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporrin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cifnir

Cách dùng

Thuốc dạng viên nang cứng, dùng đường uống

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ, thời gian điều trị 5- 10 ngày hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi : Liều dùng thông thường là 14mg/kg/ngày ( tối đa 600mg/ngày).
  • Bệnh nhân suy thận : Độ thanh thải < 30ml/phút, liều dùng 300mg/lần/ ngày.

Tác dụng phụ thuốc Cifnir

Sử dụng Cifnir có thể gây buồn nôn

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Cefdinir được dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua.

Thường gặp: 

Ít gặp:

  • Viêm đại tràng giả mạc.
  • Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban dadạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
  • Giảm tiêu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin va hematocrit.
  • Viêm gan, vàng da tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin va LDH.
  • Suy thận, tăng nitrogen phi protein huyết, creatinin tạm thời.
  • Nhiễm nấm Candida âm đạo

Hiếm gặp: 

  • Thời gian prothrombin kéo dài
  • Co giật

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cifnir

  • Người có tiền sử quá mẫn cảm với Penicilin
  • Bệnh nhân suy thận
  • Bệnh nhân có tiền sử viêm ruột kết.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc Cifnir

  • Thuốc bổ sung sắt và thức ăn có chứa sắt, Antacid ( chứa nhôm hoặc magnesi) làm giảm khả năng hấp thu thuốc, nên uống Cefdinir trước hoặc sau 2 giờ.
  • Probencid tăng hấp thu thuốc và kéo dài thời gian bán thải thuốc

Bảo quản thuốc Cifnir

  • Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25º C, tránh ánh sáng.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quá liều và xử trí:

Chưa có các thông tin về quá liều lượng với cefdinir ở người. Trong các nghiên cứu về độc tính cấp trên loài gặm nhấm, liều uống duy nhất 5600 mg/kg không gây ra tác dụng bất lợi nào. Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc sau khi sử dụng quá liều với các kháng sinh họ betalactam khác bao gồm: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, đi ngoài và co giật. Cefdinir có thể được loại ra khỏi cơ thể qua thẩm tách máu. Trong trương hợp bị ngộ độc nặng do quá liều lượng, thẩm tách máu có thể giúp loại trừ cefdinir ra khỏi cơ thể. Điều đó có thể có ích trong trường hợp ngộ độc nặng do sử dụng quá liều, đặc biệt nếu chức năng thận bị suy giảm. Vài kháng sinh cephalosporin đã có liên quan tới việc kích thích các cơn động kinh, đặc biệt ở các bệnh nhân bị suy thận mà không được giảm liều lượng. Nếu động kinh xuất hiện kèm theo với việc dùng thuốc, cần ngừng thuốc. Có thể sử dụng điều trị chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!