Thuốc Cetabudol - Giảm đau, hạ sốt - 325mg/37,5mg - Cách dùng

Thuốc Cetabudol thường được dùng để giảm đau, hạ sốt. Vậy thuốc Cetabudol được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cetabudol 

Cetabudol có thành phần chính là Paracetamol và Tramadol HCl có tác dụng: 

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Tramadol hydrochloride là thuốc giảm đau tổng hợp loại opioid có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương và có thể gây nghiện như morphin. Thuốc và chất chuyển hóa o- desmethyltramadol (M1) của tramadol hydrochloride gắn vào thụ thể µ của nơron thần kinh và làm giảm sự tái nhập norepinephrin và serotonin vào tế bào nên có tác dụng giảm đau.

Tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ và đạt tác dụng tối đa sau 2 - 3 giờ. Khác với morphin, tramadol hydrochloride không gây giải phóng histamin, không ảnh hưởng đến tần số tim và chức năng thất trái và ở liều điều trị tramadol hydrochlorid ít ức chế hô hấp hơn morphin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cetabudol 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phin với hàm lượng: 325mg/37,5mg

Giá thuốc

Giá bán thuốc sẽ khác nhau ở các cơ sở kinh doanh thuốc. Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá thuốc.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cetabudol 

Chỉ định 

Bí quyết giảm đau đầu đơn giản và hiệu quả | MedlatecThuốc được chị định điều trị các cơn đau.

Chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

Chống chỉ định 

Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cetabudol 

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong 1 ngày. Uống thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Trẻ em (dưới 12 tuổi): Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em. 
  • Người già (hơn 65 tuổi): Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.

Tác dụng phụ thuốc Cetabudol 

Triệu chứng đau ngựcSử dụng thuốc có thể gây đau ngực.

Các tác dụng phụ thường xuyên xảy ra nhất là trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa. Phổ biến nhất là buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.

* Một số tác dụng phụ sau đây cũng xảy ra, tuy nhiên ít thường xuyên hơn:

  • Toàn bộ cơ thể: suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.
  • Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: đau đầu, rùng mình.
  • Hệ tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy,khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.
  • Rối loạn tâm thần: chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.
  • Da và các phần phụ thuộc da: ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.

* Các báo cáo về tác dụng phụ trên lâm sàng hiếm gặp có thể có nguyên nhân liên quan đến thuốc gồm có:

  • Toàn bộ cơ thể: đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc.
  • Rối loạn tim mạch: tăng huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng, tụt huyết áp.
  • Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, đau nửa đầu trầm trọng, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt.
  • Hệ tiêu hóa: khó nuốt, phân đen do xuất huyết tiêu hóa, phù lưỡi.
  • Rối loạn về tai và tiền đình: ù tai.
  • Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh.
  • Cơ quan gan và mật: các xét nghiệm về gan bất bình thường.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cân.
  • Rối loạn tâm thần: hay quên, mất ý thức, trầm cảm, lạm dụng thuốc, tâm trạng bất ổn, ảo giác, bất lực, ác mộng, có những ý tưởng dị thường.
  • Rối loạn hồng cầu: thiếu máu.
  • Hệ hô hấp: khó thở.
  • Hệ tiết niệu: albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
  • Rối loạn thị lực: tầm nhìn không bình thường.

* Các tác dụng phụ khác của tramadol hydrochloride trước giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và sau khi đã lưu hành trên thị trường:

Các trường hợp được báo cáo khi dùng tramadol gồm có: tăng huyết áp thế đứng, các phản ứng dị ứng (gồm phản ứng phản vệ, nổi mề đay, hội chứng Stevens-Johnson), rối loạn chức năng nhận thức, muốn tự sát và viêm gan. Các bất thường được báo cáo ở phòng thí nghiệm là creatinine tăng cao. Hội chứng serotonin (các triệu chứng của nó có thể là sốt, kích thích, run rẩy, căng thẳng lo âu) xảy ra khi dùng tramadol cùng với các chất tác động đến serotonin như các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin và ức chế MAO. Việc theo dõi giám sát tramadol sau khi lưu hành trên thị trường cho thất nó rất hiếm khi làm thay đổi tác dụng của warfarin, kể cả tăng thời gian đông máu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cetabudol 

Lưu ý chung

  • Không dùng quá liều chỉ định.
  • Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.

Lưu ý đối tượng biệt: mang thai, cho con bú...

Chống chỉ định.

Tương tác thuốc Cetabudol 

Thuốc

  • Dùng đồng thời thuốc với các thuốc ức chế CYP2D6 như: fluoxetin, paroxetin, và aminotriptylin có thể dẫn tới việc ức chế chuyển hóa của tramadol.
  • Các thuốc ức chế chuyển hóa của CYP3A4 (ketoconazole and erythromycin), rifampin va St. John’s Wort khi dùng với CETABUDOL có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa tramadol, kết quả là làm thay đổi tác động của tramadol.
  • Thận trọng khi dùng GETABUDOL với Triptant trong điều trị đau nửa đầu.
  • Carbamazepin làm tăng chuyển hóa của tramadol, nếu phối hợp 2 thuốc thì phải tăng liều tramadol lên gấp 2 lần.
  • Warfarin: Tramadol làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.
  • Quinidin ức chế chọn lọc isoenzym, do đó khi dùng quinidin và tramadol có thể làm tăng nồng độ của tramadol và làm giảm nồng độ của M1.

Thức ăn

Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu mạn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.

Tình trạng sức khỏe

Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.

Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.

Bảo quản thuốc Cetabudol 

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quên liều:

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Quá Liều    

 * Biểu hiện:

  • Biểu hiện lâm sàng của việc dùng thuốc quá liều có thể là các dấu hiệu hay triệu chứng của ngộ độc tramadol, paracetamol hay của cả hai. 
  • Tramadol: những hậu quả nghiêm trọng của việc dùng tramadol quá liều có thể là suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong. 
  • Paracetamol: dùng liều rất cao paracetamol có thể gây độc cho gan trên một số bệnh nhân. Các triệu chứng sớm có thể xảy ra sau khi gan bị tổn thương do quá liều paracetamol gồm: kích ứng đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt, toát mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau 48 đến 72 giờ sau khi uống thuốc. 
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!