Thuốc Ceponew - Điều trị nhiễm khuẩn - Hộp 1 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Ceponew thường được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy thuốc Ceponew được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Ceponew 

Ceponew có thành phần chính là Cefpodoxim.

Cefpodoxime là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có hoạt lực đối với cầu khuẩn gram dương như phế cầu khuẩn, (Streptococcus pneumoniae) các liên cầu khuẩn (Streptoccus) nhóm A, B, C, G và với các tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, S.epidermidis có hay không tạo ra beta – lactamase. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng chống các tụ cầu khuẩn kháng methicilin.

Cetpodoxim cũng có tác dụng đối với các cầu khuẩn gram âm, các trực khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc có hoạt tính chống các vi khuẩn gram âm gây bệnh quan trọng như E. coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Citrobacter.

Cefpodoxim ít tác dụng trên Proteus vulgaris, Enterobacter, Serratiamarcesens và Clostridium perfringens. Các khuẩn này đôi khi kháng hoàn toàn.

Các tụ cầu vàng kháng methicilin, Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas spp., Clostridium difficile, Bacteroids fragills, Listeria, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia và Legionella pneumophili thường kháng hoàn toàn các cephalosporin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Ceponew 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang cứng: Hộp 1 vỉ x 10 viên

Mỗi viên: Cefpodoxim 100mg; tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Ceponew: 97.000 đồng/hộp

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Ceponew 

Chỉ định 

Thuốc Ceponew có thể được dùng trong trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn nhạy cảm với Cefpodoxim gây ra

Cefpodoxim được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do các chủng vi khuẩn nhậy cảm gây ra:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng, mức độ nhẹ và vừa.
  • Điều trị bệnh lậu cấp, chưa biến chứng ở nội mạc cổ tử cung, hoặc hậu môn trực tràng ở phụ nữ và bệnh lậu ở niệu đạo của phụ nữ và nam giới.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ nhẹ và vừa.

Chống chỉ định 

Không dùng cho những bệnh nhân bị dị ứng với Cefpodoxim hay các Cephalosporin khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Ceponew 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Để điều trị đợt cấp tính của viêm phế quản mãn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, liều thường dùng của Cefpodoxime là 200 mg/lần, cứ 12 giờ 1 lần, trong 10 hoặc 14 ngày tương ứng.

Đối với viêm họng và/hoặc viêm amiđan thể nhẹ đến vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng, liều Cefpodoxime là 100 mg mỗi 12 giờ, trong 5 — 10 ngày hoặc 7 ngày tương ứng.

Đối với các nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng, liều thường dùng là 400mg, mỗi 12 giờ, trong 7 — 14 ngày.

Để điều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở nam, nữ và các bệnh lậu hậu môn -trực tràng và nội mạc tử cung ở phụ nữ: Dùng 1 liều duy nhất 200mg Cefpodoxime, tiếp theo là điều trị bằng Doxycyclin uống để phòng có cả nhiễm Chlamydia.

  • Liều dùng cho người suy thận:

Phải tuỳ theo mức độ suy thận. Đối với người bệnh có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30 ml/phút và không thẩm tách máu, dùng liều thông thường cách nhau cứ 24 giờ một lần.

Người bệnh đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng với 3 lần/tuần.

  • Trẻ em dưới 12 tuổi:

Trẻ dưới 15 ngày tuổi: Không nên dùng.

Viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày, chia 2 lần) trong 10 ngày.

Viêm họng và amiđan: 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.

Tác dụng phụ thuốc Ceponew

Buồn nôn là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Ceponew

Thường gặp:

  • Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng
  • Chung: đau đầu.
  • Phản ứng đị ứng: phát ban, nổi mề đay, ngứa.

Ít gặp:

  • Phản ứng dị ứng: sốt, đau khớp và phản ứng phản vệ.
  • Da: ban đỏ đa dạng.
  • Gan: rối loạn men gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời.

Hiếm gặp:

  • Hệ máu: tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu.
  • Thận: viêm thận kẽ có hồi phục.
  • Thần kinh trung ương: tăng hoạt động, bị kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực và chóng mặt hoa mắt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Ceponew 

Lưu ý chung

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefpodoxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.

Cần sử dụng thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận và người có thai hoặc đang cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương như: chóng mặt, hoa mắt,… Do đó cần thận trọng khi dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.

Phụ nữ có thai

Các cephalosporin thường được coi như an toàn khi sử dụng cho người mang thai. Do vẫn chưa có nghiên cứu thoả đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai, nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật sự cần thiết.

 Phụ nữ cho con bú

Thuốc được bài tiết qua sữa với lượng nhỏ, thuốc không gây hại nghiêm trọng cho trẻ tuy vẫn có thể xảy ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ. Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc Ceponew 

Các thuốc chống acid làm giảm khả năng hấp thu của cefpodoxime, vì vậy không dùng cefpodoxime kết hợp với các thuốc chống acid..

Bảo quản thuốc Ceponew 

Bảo quản nơi khô mát, dưới 30°C. Tránh ánh sáng và ẩm.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Qua nghiên cứu độc tính của thuốc trên loài gặm nhấm cho thấy cefpodoxim với liều 5 g/kg thể trọng không xảy ra bất cứ một phản ứng phụ nào. Chưa có báo quá quá liều cefpodoxin trên người.

Trong trường hợp quá liều xảy ra, bệnh nhân phải được hỗ trợ bằng phương pháp thẩm tách máu hay thẩm tách màng bụng để loại trừ Cefpodoxime ra khỏi cơ thể, đặc biệt chú ý với những người bị suy giảm chức năng thận.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!