Thuốc Cendocold - Điều trị dị ứng - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Cendocold thường được dùng trong một số bệnh lý dị ứng. Vậy thuốc Cendocold được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cendocold 

Cendocold có thành phần chính là ParacetamolLoratadin.

Paracetamol: Có tác dụng giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin nhưng paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid-base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat. Paracetamol cũng không tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Loratadin: là một kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ 2 (không an thần). Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay, Loratadin có tác dụng nhanh hơn astemizol và có tác dụng như azatadin, cetirizin, Chlorpheniramin, Terfenadin. Loratadin có tần suất tác dụng phụ, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương, thấp hơn những thuốc kháng histamin thuộc thế hệ thứ 2 khác.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cendocold 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi viên: Paracetamol 250 mg; Loratadin 2,5 mg; tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Cendocold: 80.000 đồng/hộp

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cendocold 

Chỉ định 

Thuốc Cendocold giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi

Cảm sốt, nghẹt mũi, số mũi, chảy nước mũi, viêm màng nhày xuất tiết, viêm xoang, đau nhức như: đau đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp do cảm cúm hoặc do dị ứng với thời tiết. Dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc hay viêm mũi vận mạch do histamin. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có biểu hiện sốt, nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh.

Chống chỉ định 

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Các trường hợp: suy tế bào gan, Glaucome góc hẹp, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt. Ba tháng cuối của thai kỳ. Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydro-genase.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cendocold 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên/lần, cách mỗi 12 giờ 1 lần.

Người lớn: uống 2 viên/lần, cách mỗi 12 giờ 1 lần.

Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc ít nhất phải hơn 4 giờ. Dùng thuốc kéo dài trên 3 ngày cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Tác dụng phụ thuốc Cendocold

Thuốc Cendocold có thể gây tác dụng phụ nhức đầu, mệt mỏiLiên quan đến Loratadin

Loratadin gây buồn ngủ không đáng kể trên lâm sàng ở liều hằng ngày 10 mg. Các tác dụng phụ bao gồm: mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hoá như buôn nôn, viêm dạ dày, và các triệu chứng dị ứng như phát ban.

Liên quan đến paracetamol

Ban da va những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban da đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt và tổn thương niêm mạc. Nôn, buồn nôn, thiếu máu, loạn tạo máu, bệnh thận, phản ứng quá mẫn (hiếm gặp).

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cendocold 

Lưu ý chung 

Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Theo dõi chức năng thận khi dùng thuốc kéo dài hoặc suy thận.

Phụ nữ có thai

Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. 

Phụ nữ cho con bú

Nên cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc.

Người lái xe và vận hành máy móc

Thuốc gây buồn ngủ không đáng kể, dùng được cho người lái tàu xe và vận hành máy móc.

Liên quan đến Loratadin

Suy gan: Loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng, do đó phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc. 

Liên quan đến paracetamol

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol.

Người bị phenylcetol-niệu và người phải hạn chế lượng phenylalamin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hoá trong dạ dày-ruột thành phenylalamin sau khi uống. Phải thận trọng khi dùng paracetamol cho những người có bệnh thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.

Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng và/hoặc có máu, trong và sau khi điều trị.

Tương tác thuốc Cendocold 

Liên quan đến paracetamol

Dùng Paracetamol liều cao, dài ngày sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.

Không phối hợp với các thuốc khác có chứa Paracetamol.

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ Paracetamol gây độc với gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Liên quan đến Loratadin

Dùng đồng thời Loratadin với Cimetidin dẫn đến tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương 60% do Cimetidin ức chế chuyển hoá Loratadin. 

Dùng đồng thời Loratadin với Ketoconazol dẫn đến tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương gấp 3 lần do ức chế chuyển hoá CYP3A4. 

Dùng đồng thời Loratadin với Erythromycin dẫn đến tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương.

Bảo quản thuốc Cendocold 

Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

  • Liên quan đến paracetamol:

Nhiễm độc Paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất (trên 10g/ngày), hoặc do uống lập lại liều lớn Paracetamol (ví dụ: 7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày). Biểu hiện: buồn nôn, nôn, đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu dẫn đến xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol. Khi ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp, và suy tuần hoàn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mach nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. 

Điều trị: Chẩn đoán sớm là rất quan trọng trong điều trị quá liều thuốc. Khi bị nhiễm độc nặng điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Dùng than hoạt để giảm hấp thụ paracetamol. Khi cần dùng biện pháp hỗ trợ toàn thân như truyền tĩnh mạch. Dùng thuốc nâng huyết áp, theo dõi điện tâm đồ. 

Uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch N-acetylcystein. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi quá liều. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi quá liều. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg thể trọng, sau đó tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg thể trọng, cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp. 

  • Liên quan đến Loratadin:

Biểu hiện: Ở người lớn, khi uống quá liều Loratadin (40 – 180 mg) có những biểu hiện: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực.

Điều trị: Điều trị quá liều của Loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều Loratadin cấp gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu Loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bị ngất, co giật hoặc thiếu phản xạ nôn) có thể tiến hành rửa dạ dày bằng dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày. Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu. Trường hợp quá liều, lập tức đưa đến bác sĩ hay trung tâm y tế gần nhất.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!