Thuốc Cefpodoxim - Điều trị các nhiễm khuẩn - Cách dùng

Cefpodoxim là thuốc kháng sinh điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm ở đường hô hấp, bệnh lậu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da…Vậy thuốc Cefpodoxim được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của thuốc Cefpodoxim 

Cefpodoxime là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của các beta-lactamase, do các khuẩn gram âm và gram dương tạo ra.

Tác dụng kháng khuẩn của Cefpodoxime thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzymes transpeptidase gắn kết màng ; điều này ngăn ngừa sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết cho độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn.

  • Phổ kháng khuẩn:

Cefpodoxime proxetil có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc ổn định đối với beta-lactamases. Phổ kháng khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus ngoại trừ Staphylococci đề kháng methicillin, Streptoccocus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus agalactiae và Streptococcus spp. khác (Nhóm C, F, G). Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm với cefpodoxime bao gồm các chủng sinh beta-lactamase và không sinh beta-lactamase của H. influenzae, H. para- influenzae, Moraxella catarrhalis, Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoea, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri và Citrobacter diversus. Cefpodoxime cũng hiệu quả đối với Peptostreptococcus spp.

  • Thử nghiệm độ nhạy cảm:

Kết quả thử nghiệm bằng cách sử dụng một đĩa khuếch tán 10mcg được giải thích như sau:

Ðường kính ≥ 21(mm): Ðánh giá Nhạy cảm (S)

Ðường kính từ 18-20(mm): Ðánh giá Nhạy cảm trung bình (I)

Ðường kính ≤ 17(mm): Ðánh giá Ðề kháng (R).

Thuốc có những dạng và hàm lượng sau:

  • Cốm pha hỗn dịch uống: 50 mg và 100 mg
  • Viên nén bao phim: 100 mg và 200 mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cefpodoxim 

Chỉ định 

Cefpodoxim là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng và đợt kịch phát cấp tính của viêm phổi mạn.
  • Đường hô hấp trên: viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm hầu họng.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang).
  • Bệnh lậu cầu cấp, không biến chứng và lan tỏa, ở nội mạc tử cung hoặc ở hậu môn – trực tràng của phụ nữ và bệnh lậu ở niệu đạo của phụ nữ và nam giới.
  • Nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng ở da và các tổ chức da.Cefpodoxim là thuốc điều trị viêm tai giữaCefpodoxim là thuốc điều trị viêm tai giữa

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Cefpodoxim đối với người:

  • Mẫn cảm với cefpodoxim hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.
  • Bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều lượng và cách dùng thuốc Cefpodoxim 

Cách dùng

Cefpodoxim dạng viên nén: nên uống viên nén cùng thức ăn để tăng hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa.

Cefpodoxim dạng hỗn dịch uống:

  • Có thể uống bất cứ lúc nào, với thức ăn hoặc không.
  • Cách pha hỗn dịch uống: chia lượng nước cần thêm (nước cất hoặc nước uống được) làm 2 phần bằng nhau để thêm vào lọ thuốc bột 2 lần. Lắc kỹ lọ sau mỗi lần thêm và lắc kỹ hỗn dịch trước khi dùng, thu được hỗn dịch 5ml chứa 50 – 100 mg cefpodoxim.

Liều dùng

Liều thường dùng

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

  • Người lớn và trẻ ≥ 12 tuổi: Uống: 100 – 400 mg cách 12 giờ/lần.
  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 12 tuổi: Uống 10 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ (liều tối đa 400 mg/ngày).

Liều khuyến cáo cho một số bệnh cụ thể ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi mắc phải cộng đồng thể nhẹ đến vừa: 200 mg cách 12 giờ/lần, trong 10 hoặc 14 ngày, tương ứng.
  • Viêm họng, viêm amidan nhẹ đến vừa: 100 mg cách 12 giờ/lần, trong 5- 10 ngày
  • Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa, chưa biến chứng: 400 mg cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa, chưa biến chứng: 100 mg cách 12 giờ/lần, trong 7 ngày.
  • Lậu chưa biến chứng ở nam, nữ: 1 liều duy nhất 200 mg cefpodoxim, tiếp theo là uống doxycyclin để đề phòng nhiễm Chlamydia.

Liều khuyến cáo cho một số bệnh cụ thể ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tuổi

  • Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp (viêm xoang má cấp nhẹ tới vừa): 5 mg/kg (cho tới 200 mg) cách 12 giờ/lần, trong 5 ngày hoặc 10 ngày, tương ứng
  • Viêm họng và amidan: 5 mg/kg (cho tới 100 mg) cách 12 giờ/lần, trong 5-10 ngày.
  • Đợt cấp do viêm phế quản mạn, viêm phổi mắc tại cộng đồng: 200 mg cách 12 giờ/lần, trong 10 ngày và 14 ngày tương ứng.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400 mg cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 100 mg cách 12 giờ/lần, trong 7 ngày.
  • Lậu không biến chứng (trẻ 8 tuổi, cân nặng ≥ 45 kg): 1 liều duy nhất 400 mg, phối hợp với 1 kháng sinh có tác dụng đối với Chlamydia.

Liều cho người suy thận

Giảm liều tùy theo mức độ suy thận.

  • Đối với người có độ thanh thải creatinin ít hơn 30 ml/phút và không thẩm tách máu, cho uống liều thường dùng, cách 24 giờ/lần.
  • Người bệnh đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng 3 lần/tuần

Tác dụng phụ thuốc Cefpodoxim 

Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Tiêu chảy nước hoặc có máu
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm
  • Thâm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Ho, thở khò khè, đau thắt ngực, hô hấp khó khăn
  • Nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh
  • Cảm giác như bất tỉnh
  • Co giật
  • Vàng da hoặc xanh xao, nước tiểu có màu sậm, sốt, lú lẫn hoặc suy nhược
  • Vàng da
  • Sốt, đau họng, và đau đầu kèm theo chứng giộp da nặng, lột da, và phát ban đỏ ở da
  • Sưng phù, tăng cân nhanh, cảm giác thở hụt hơi (thậm chí có thở gắng sức nhẹ)
  • Khát nước nhiều hơn, chán ăn, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện.


Cần thông báo với bác sỹ nếu thấy dấu hiệu vàng da khi dùng thuốcCần thông báo với bác sỹ nếu thấy dấu hiệu vàng da khi dùng thuốcCác tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nhẹ, sưng phù, ợ hơi, táo bón
  • Cứng hoặc co cơ
  • Đau lưng, đau cơ
  • Đau đầu, cảm giác mệt mỏi
  • Lo sợ, lo lắng, cảm giác thao thức hoặc quá hiếu động
  • Tê cóng hoặc cảm giác ngứa ran, da nóng ấm hoặc mẫn đỏ ở dưới da
  • Choáng váng, cảm giác quay cuồng
  • Xuất hiện các giấc mơ lạ, ác mộng
  • Nghẹt mũi
  • Khô miệng, vị giác bất thường và khó chịu ở miệng
  • Xuất hiện đốm trắng hoặc lở loét bên trong miệng hoặc trên môi
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý thuốc Cefpodoxim 

Trước khi dùng cefpodoxime bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với cefpodoxime, penicillin, cefadroxil, v.v.
  • Báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang hoặc dự định dùng, các loại vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược để tránh tương tác thuốc.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng bị bệnh thận, viêm đường ruột
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. 

Phụ nữ mang thai

Chưa đủ nghiên cứu chặt chẽ về việc dùng cefpodoxim cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người mang thai, chỉ dùng cefpodoxim trong thời kỳ mang thai khi thực sự cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

Cefpodoxim tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Cần cân nhắc việc dừng cho con bú hoặc uống thuốc do tiềm năng tác dụng phụ và 3 vấn đề có thể xảy ra ở trẻ em bú sữa có cefpodoxim:

  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ.
  • Kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ sai, nếu phải làm kháng sinh đồ khi có sốt.

Tương tác thuốc Cefpodoxim 

Thuốc

  • Tránh dùng cefpodoxim cùng chất chống acid và chất kháng histamin H2 do làm giảm hấp thu cefpodoxim.
  • Probenecid giảm bài tiết cefpodoxim qua thận.
  • Hoạt lực của cefpodoxim có thể tăng khi dùng đồng thời chất acid uric niệu.
  • Cefpodoxim có thể làm giảm hoạt lực của vắc xin thương hàn sống.

Liệt kê với bác sĩ những thuốc, thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay lại cho dược sĩ, bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia 

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Có tiền sử bị viêm đại tràng
  • Có tiền sử bị tiêu chảy nặng
  • Bệnh thận

Bảo quản thuốc Cefpodoxim 

  • Cefpodoxim phải được bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 25oC
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

  • Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

  • Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!