Thuốc Cefocent - Điều trị nhiễm khuẩn - Hộp 1 lọ - Cách dùng

Cefocent là kháng sinh đường toàn thân, dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy thuốc Cefocent được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cefocent

Thành phần trong công thức thuốc Cefocent gồm Cefotaxime. Đây là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng.

Vi khuẩn thường nhạy cảm với thuốc: Enterobacter, E.coli, Serratia, Shigella, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus influenzae, Haemophilus spp...

Các loại vi khuẩn kháng cefotaxim: Enterococcus, Listeria, Staphylococcus kháng methicillin, Pseudomonas cepiacia, Xanthomonas hydrophilia,....

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cefocent

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Bột pha dung dịch tiêmHộp 1 lọ

Mỗi 1 lọ

  • Cefotaxime Sodium 1g

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cefocent 

Chỉ định

Cefocent được chỉ định điều trị viêm phổiCefocent thường được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gr(+) & vi khuẩn Gr(-), viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn da & mô mềm, ổ bụng, phụ khoa & sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với cefoperazone hoặc cephalosporins.
  • Phụ nũ có thai & cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cefocent 

Cách sử dụng

  • Dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp

Liều lượng

  • Người lớn:

+ Nhiễm khuẩn không biến chứng 1 g/12 giờ, tiêm IM hay IV.

+ Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não 2 g/6 - 8 giờ, tiêm IM hay IV.

+ Lậu không biến chứng liều duy nhất 1 g, tiêm IM.

+ Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1 g, tiêm 30 phút trước mổ.

  • Trẻ em:

+ Trẻ 2 tháng hoạc < 12 tuổi 50 mg - 150 mg/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần, 

+ Sơ sinh > 7 ngày 75 - 150 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm IV.

+ Trẻ sinh non & sơ sinh < 7 ngày 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV.

  • Suy thận ClCr < 10 mL: giảm nửa liều.
  • Trường hợp uống nhiều thuốc hơn khuyến nghị, hãy ngừng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ thuốc Cefocent 

Chú ý các phản ứng dị ứng khi dùng thuốc

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Quá mẫn da, vàng da, tăng men gan, suy thận cấp, viêm đại tràng nặng, viêm phổi kẽ & sốc

Lưu ý sử dụng thuốc Cefocent 

Trước khi dùng thuốc Cefocent, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Lái xe và vận hành máy móc

Cefocent không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy vì không gây ra các tác động lên thần kinh trung ương như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt

Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng này.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về tác dụng có hại của Cefocent khi dùng cho người mang thai và phụ nữ con bú.

Do đó, cần sử dụng một cách thận trọng trên những đối tượng này.

Tương tác thuốc Cefocent 

Thuốc

Probenecid, azlocillin, fosfomycin.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Tránh dùng rượu khi dùng thuốc

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Cefocent 

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc Cefocent ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

  • Vẫn chưa có báo cáo về các trường hợp quá liều.

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!