Thuốc Buvanest - Gây tê và giảm đau - Hộp 20 ống - Cách dùng

Buvanest thường dùng để gây tê và giảm đau. Vậy thuốc Buvanest thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Buvanest

Thuốc Buvanest có thành phần chính là Bupivacaine hydrochloride

Bupivacain là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc có tác dụng phong bế có hồi phục sự dẫn truyền xung thần kinh do làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion Na+. Ðặc điểm nổi bật nhất của bupivacain dù có phối hợp hay không với epinephrin là thời gian tác dụng dài. Có thể lựa chọn các dung dịch tiêm khác nhau; 2,5 mg/ml hay 5 mg/ml hay 7,5 mg/ml tùy theo mức độ cần phong bế hệ thần kinh vận động nhiều hay ít. Bupivacain có độc tính cao hơn so với mepivacain, lidocain hay prilocain. Về thời gian tác dụng không có sự khác nhau nhiều giữa chế phẩm bupivacain chứa và không chứa epinephrin. Thuốc có thể gây tê thần kinh liên sườn, giảm đau kéo dài 7 - 14 giờ sau phẫu thuật và có thể gây tê tốt ngoài màng cứng trung bình trong 3 - 4 giờ. Bupivacain còn là thuốc thích hợp để gây tê ngoài màng cứng liên tục. Bupivacain không có epinephrin còn được dùng để gây tê tủy sống trong các phẫu thuật tiết niệu, chi dưới, bụng dưới, sản khoa. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Buvanest

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Thuốc tiêm: Hộp 20 ống

Mỗi 1 ống

  • Bupivacaine hydrochloride 5mg/ml
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Buvanest: 1.200.000 VNĐ/ hộp. 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Buvanest

Chỉ địnhBuvanest được dùng để gây tê khi làm phẫu thuậtBuvanest được dùng để gây tê khi làm phẫu thuật

Thuốc Buvanest được chỉ định dùng để gây tê vùng, tại chỗ và giảm đau:

  • Gây tê phẫu thuật: 
  • Phong bế ngoài màng cứng, phong bế vùng (dây thần kinh lớn, nhỏ và gây tê tiêm thấm). 
  • Giảm đau: 
  • Truyền liên tục hoặc cách khoảng vào khoang ngoài màng cứng trong hậu phẫu hoặc khi sinh. 
  • Phong bế vùng (dây thần kinh nhỏ và gây tê tiêm thấm). 

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc cho những người có dị ứng hay mẫn cảm với thuốc thuộc nhóm Amid.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc để gây tê vùng theo đường tĩnh mạch.
  • Cũng chống chỉ định dùng cho bệnh nhân bị tụt huyết áp nặng, những trường hợp bị sốc do tim hoặc di tình trạng bị mất máu nhiều. 

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Buvanest

Cách sử dụng

  • Thuốc là dung dịch dùng để tiêm truyền, và việc dùng thuốc phải được chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. 
  • Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được theo dõi và giám sát thật cẩn thận để được điều chỉnh cách sử dụng phù hợp nhất. 

Liều lượng

Liều dùng thông thường cho người lớn để gây tê cục bộ:

  • Hầu hết, liều duy nhất có thể lên đến 175 mg; nhiều hơn hoặc ít thuốc hơn tùy thuộc vào từng cá nhân.
  • Liều dung có thể được lặp lại mỗi 3 giờ.
  • Liều tối đa: 400 mg mỗi 24 giờ.

Liều dùng thông thường cho người lớn để gây tê khi sinh mổ:

  • Tiêm dung dịch bupivacaine trong dextrose:
  • Gây tê tủy sống: 7,5-10,5 mg (1-1,4 ml).

Liều dùng thông thường cho trẻ em để gây tê cục bộ:

  • Gây tê ngoài màng cứng: 1,25mg/kg/liều.
  • Gây tê xương cùng: 1-3,7mg/kg.

Liều tiêm truyền:

  • Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi trở xuống: 0,2-0,25 mg/kg/giờ;
  • Trẻ sơ sinh lớn hơn 4 tháng và trẻ em:0,4-0,5 mg/kg/giờ.
  • Tiêm dung dịch bupivacaine trong dextrose: Không nên sử dụng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi. 

Tác dụng phụ của thuốc Buvanest

Bạn có thể có cảm giác buồn nôn sau khi dùng thuốcBạn có thể có cảm giác buồn nôn sau khi dùng thuốc

Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc:

  • Bị các dị ứng ở ngoài da như bị phát ban, nổi mề đay, da bị tổn thương, phù nề.
  • Người có cảm giác choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Có cảm giác buồn nôn, thậm chí là non mửa.
  • Mắt bị mờ, tai ù, có cảm giác bồn chồn.
  • Người có cảm giác nóng lạnh, bị lạnh, run, tê.
  • Hệ hô hấp bị ức chế, có thể bị ngừng hô hấp.
  • Bị tình trạng nói lắp, khó nói.
  • Nhịp tim bị chậm, huyết áp giảm.
  • Bị trụy tim mạch hoặc có thể bị ngừng tim.
  • Có thể gặp tình trạng rối loạn vận động trong thời gian dài.
  • Tình trạng đau lưng, đau đầu. 

Những tác dụng phụ có thể biến mất ngay sau khi hết sử dụng thuốc, tuy nhiên một số cũng có thể kéo dài lâu hơn. Vậy nên, thuốc phải được dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ để giảm thiểu bớt các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Buvanest

Trước khi dùng thuốc Buvanest bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể tác động lên thần kinh trung ương gây choáng váng, lú lẫn hay ngủ gà. 

Do đó thận trọng dùng thuốc trên đối tượng này. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Với liều cao, suy hô hấp, giảm trương lực cơ và nhịp tim chậm ở trẻ sơ sinh sau khi phong bế vùng cạnh cổ tử cung hoặc ngoài màng cứng. 

Tương tác thuốc Buvanest

Thuốc

  • Tránh dùng bupivacain chứa epinephrin cùng với các thuốc ức chế IMAO hay thuốc chống trầm cảm ba vòng vì có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài. 
  • Dùng kết hợp với các thuốc co mạch và thúc đẻ nhóm cựa loạ mạch có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài, đồng thời gây tai biến mạch máu não. 
  • Các phenothiazin và butyrophenon có thể gây giảm hoặc đảo ngược tác dụng của epinephrin. 
  • Bupivacain tương tác với các thuốc chống loạn nhịp nhóm I như tocainid, làm tăng thêm độc tính. 
  • Nên thận trọng khi dùng bupivacain ở người đang dùng thuốc chống loạn nhịp có tác dụng gây tê tại chỗ (như lidocain) vì có thể gây tăng độc tính. 
  • Có thể có hiện tượng loạn nhịp tim nặng nếu dùng bupivacain chứa các thuốc co mạch ở người đang hoặc đã dùng cloroform, halothan, cyclopropan, triclorethylen. 

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu).
  • Bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Rối loạn đông máu hoặc rối loạn chảy máu.
  • Giang mai, bệnh bại liệt, u não hoặc u tủy sống.
  • Tê hoặc ngứa ran.
  • Đau lưng mãn tính, đau đầu gây ra bởi phẫu thuật.
  • Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.
  • Vẹo cột sống.
  • Viêm khớp.

Bảo quản thuốc Buvanest

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở Y tế địa phương gần nhất. 

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!