Thuốc Busmocalm - Điều trị các cơn đau vùng bụng - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Busmocalm thường được dùng để điều trị các cơn đau vùng bụng do co thắt cơ trơn. Vậy thuốc Busmocalm được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Busmocalm

Busmocalm có thành phần chính là Hyoscine butylbromide.

Hyoscine butylbromide là một loại thuốc trị co thắt, được dùng để làm giảm chứng đau bụng bất thường gây ra do các cơn đau co thắt trong các cơ ở đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục – niệu.

Thuốc tác động thông qua ức chế thụ thể muscarine trên các tế bào cơ trơn. Bằng cách ngăn ngừa tác động của acetylcholine lên các cơ trong đường tiêu hóa và sinh dục niệu, Hyoscine làm giảm các cơn co bóp cơ, làm dịu cơ và làm giảm các cơn đau co thắt và co cứng cơ.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Busmocalm

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén bao đường: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Mỗi viên: Hyoscine butylbromide 10mg; Tá dược vừa đủ.

Giá thuốc Busmocalm: 3.000 đồng/viên

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Busmocalm

Chỉ định 

Busmocalm có thể làm giảm các triệu chứng co thắt trong bệnh loét dạ dày – tá tràngBusmocalm có thể làm giảm các triệu chứng co thắt trong bệnh loét dạ dày – tá tràng

Co thắt dạ dày – ruột: trong hội chứng kích thích ruột, loét dạ dày – tá tràng.

Co thắt và nghẹt đường mật: trong viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy,…

Co thắt đường niệu – sinh dục: trong đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận.

Chống chỉ định 

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Nhược cơ và to kết tràng, tăng nhãn áp góc đóng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Busmocalm

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn: 2 viên x 4 lần/ngày.

Trẻ em > 6 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Busmocalm

Busmocalm có thể làm giảm các triệu chứng co thắt trong bệnh loét dạ dày – tá tràngBusmocalm có thể làm giảm các triệu chứng co thắt trong bệnh loét dạ dày – tá tràng

Các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và tự hết: khô miệng, rối loạn điều tiết thị giác, nhịp tim nhanh, táo bón và bí tiểu…

Lưu ý khi sử dụng thuốc Busmocalm

Lưu ý chung

Do thuốc có tác dụng kháng acetylcholine có thể làm giảm tiết mồ hôi và làm tổn hại điều tiết thân nhiệt, nên Busmocalm phải được dùng thận trọng với người sốt cao.

Trong quá trình dùng thuốc để điều trị, có thể có rối loạn điều tiết thị giác, nên người bệnh không được lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi thị giác trở lại bình thường.

Phụ nữ có thai

Không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nhất là 3 tháng đầu, trừ khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc Busmocalm

Busmocalm làm tăng tác dụng kháng acetylcholine của thuốc chống trầm cảm ba vòng, kháng histamin H1, Quinidine, Amantadine, Phenothiazin, Butyrophenone và Disopyramide.

Dùng Busmocalm đồng thời với các thuốc đối kháng dopamin như Metoclopramide có thể làm giảm hiệu lực của cả 2 loại thuốc trên dạ dày – ruột.

Busmocalm có thể làm tăng tác dụng gây nhịp tim nhanh của các thuốc Beta– adrenergic.

Bảo quản thuốc Busmocalm

Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ ≤ 30oC, tránh ánh sáng

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý thích hợp như:

  • Rửa dạ dày với than hoạt tính, sau đó nên sử dụng Magnesium sulphate (15%).
  • Sử dụng pilocarpine nhỏ mắt với bệnh nhân tăng nhãn áp.
  • Trường hợp bí tiểu có thể đặt ống thông tiểu.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!