Thuốc Bupitroy - Thuốc gây tê tủy sống - Chai 500ml - Cách dùng

Bupitroy là thuốc gây tê tủy sống. Vậy thuốc Bupitroy được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Gây tê tủy sống được thực hiện thế nào, có an toàn không

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Bupitroy

Thành phần chính trong công thức thuốc Bupitroy là Bupivacain 

  • Bupivacain là thuốc gây tê tại hcỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc có tác dụng phong bế có hồi phục sự dẫn truyền xung thần kinh do làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion Natri.
  • Bupivacain có độc tính cao hơn so với mepivacain, lidocain hay prilocain. Về thời gian tác dụng không có sự khác nhau nhiều giữa chế phẩm bupivacain chứa và không chứa epinephrin.
  • Thuốc cũng có thể gây tê thần kinh liên sườn, giảm đau kéo dài 7-14 giờ sau phẫu thuật và có thể gây tê tốt ngoài màng cứng trung bình trong 3-4 giờ.
  • Bupivacain còn là thuốc thích hợp để gây tê ngoài màng cứng liên tục.
  • Bupivacain không có epinephrin còn được dùng để gây tê tuỷ sống trong các phẫu thuật tiết niệu, chi dưới, bụng dưới, sản khoa.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Bupitroy

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

*Dung dịch tiêm truyền. 20mg/4ml. Chai 500ml

Mỗi 1 chai

  • Bupivacain hydrochloride 20mg/4ml
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc:             

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bupitroy

Bupitroy được chỉ định trong điều trị phẫu thuật bụngBupitroy được chỉ định trong điều trị phẫu thuật bụngChỉ định

Thuốc Bupitroy chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Gây tê tủy sống.
  • Phẫu thuật bụng kéo dài 45 - 60 phút hoặc phẫu thuật tiết niệu, chi dưới kéo dài 2 - 3 giờ. 
  • Phẫu thuật chi dưới kéo dài 3 - 4 giờ khi sự giãn cơ là cần thiết.

Chống chỉ định

Thuốc Bupitroy chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với gây tê nhóm amide hoặc các thành phần thuốc. 
  • Bệnh lý của hệ thống não tủy: viêm màng não, khối u, viêm tủy xám do bại liệt, thoái hóa tủy sống bán cấp, xuất huyết nội sọ...
  • Bệnh lý xương cột sống: lao, khối u & viêm tủy xương. Viêm khớp, viêm đốt sống & các bệnh khác không thể chọc tủy sống. 
  • Viêm &/hoặc nhiễm trùng ở vùng tiêm hoặc khi có nhiễm khuẩn huyết. 
  • Hạ huyết áp chưa được điều chỉnh. 
  • Rối loạn đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc đông máu.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bupitroy

Cách dùng

Thuốc dùng đường tiêm truyền

Liều dùng

  • Tiêm 3 - 4 mL. 
  • Khi tiêm 3 mL vào gian đốt sống thắt lưng L3 - L4 & giữ bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, độ lan tỏa sẽ đến T5 - T7. 
  • Tương tự ở tư thế ngồi thì độ lan tỏa gây tê sẽ lên đến T4 - T5.

Tác dụng phụ thuốc Bupitroy

Sử dụng Bupitroy có thể gây hạ huyết áp

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Thường gặp, ADR >1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp, chậm nhịp tim khi gây tê tủy sống.

Hiếm gặp, ADR <1/1 000

  • Toàn thân: Các phản ứng dị ứng, trường hợp nặng gây sốc phản vệ
  • Tuần hoàn: Suy cơ tim, suy tâm thu do quá liều.
  • Thần kinh trung ương: Mất ý thức và co giật do quá liều.

Tác dụng không mong muốn về thần kinh như dị cảm, yếu cơ và rối loạn chức năng bàng quang cũng có khi xảy ra nhưng hiếm.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý thuốc Bupitroy

  • Phương tiện & thuốc hồi sức kể cả oxy phải có sẵn. 
  • Tiêm chậm, hút bơm tiêm thường xuyên để tránh tiêm nhầm vào mạch máu. 
  • Tiền sử tăng nhạy cảm với thuốc. 
  • Thận trọng ở bệnh nhân chậm nhịp nặng, rối loạn dẫn truyền cơ tim hay ngộ độc digitalis nặng. 
  • Cần giảm liều ở người mất sức, người già, bệnh nhân đau nặng. 
  • Phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc Bupitroy

Thận trọng khi đang dùng thuốc chống loạn nhịp do tăng khả năng ảnh hưởng trên tim.

Bảo quản thuốc Bupitroy

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quên liều và cách xử trí

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. 
  • Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. 
  • Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.

Quá liều và cách xử trí

Nếu quá liều xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ, hoặc thấy có biểu hiện bất thường cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!