Thuốc Brulamycin - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn - Hộp 2 vỉ x 5 ống 2ml - Cách dùng

Brulamycin thường được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy thuốc Brulamycin thường được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video cách dùng thuốc kháng sinh ciprofloxacin

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Brulamycin 

Thuốc Brulamycin có thành phần chính là Tobramycin sulfate

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương:

  • Vi khuẩn hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus.
  • Vi khuẩn hiếu khí gram âm: Citrobacter sp.Enterobacter sp.Escherichia coliKlebsiella sp.Morganella morganiiPseudomonas aeruginosaProteus mirabilisProteus vulgarisProvidencia sp.Serratia sp.

Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Brulamycin 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Dung dịch tiêm: Hộp 2 vỉ x 5 ống 2ml

Mỗi 1 ống

  • Tobramycin sulfate 80 mg/ 2ml
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Brulamycin: 46.000 VNĐ/ ống. 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Brulamycin 

Chỉ địnhBrulamycin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây raBrulamycin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra

Thuốc Brulamycin được chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn nhạy cảm với Tobramycin như:

  • Nhiễm khuản đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram (-) nhạy cảm với thuốc
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có xảy ra biến chứng và có tái phát…. 

Chống chỉ định 

Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
  • Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Ngoài ra các bệnh nhân có tiền sử hay đang bị nhực cơ nặng cũng được khuyến cáo chống chỉ định với thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Brulamycin 

Cách sử dụng

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, do đó thuốc được sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm theo đường tĩnh mạch truyền trong khoảng từ 20-60 phút tùy theo liều dùng. 

Liều lượng

  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng bệnh nhân, tuổi tác mà các bác sĩ có thể chỉ định liều lượng khác nhau theo từng đối tượng.
  • Đối với người lớn mà trường hợp nhiễm khuẩn nặng khuyến cáo mỗi ngày truyền 3 lần, mỗi lần truyền khoảng 1mg/kg, nếu trường hợp nguy kịch đe dọa đến tính mạng thì phải trền với liều 5 mg/kg/ngày chia thành 3 lần truyền. Lưu ý không được truyền quá liều cho bệnh nhân liều dùng tối đa chỉ khoảng 5 mg/kg/ngày và thời gian điều trị tối đa 10 ngày.
  • Đối với trẻ em khuyến cáo dùng 6 - 7.5 mg/kg/ngày, mỗi ngày chia ra thành 3-4 lần, ngoài ra trẻ sơ sinh < 1 tuần tuổi được khuyến cáo dùng 4 mg/kg/ngày, mỗi ngày dùng 2 lần tối đa dùng trong 10 ngày. 

Tác dụng phụ thuốc Brulamycin 

Title: Inserting image...Bạn có thể gặp các rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn sau khi dùng thuốcBạn có thể gặp các rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn sau khi dùng thuốc

Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc:

  • Chóng mặt, giựt nhãn cầu, giảm thính lực, ngoài ra bệnh nhân còn gặp phải tình trạng thiểu niệu, tăng BUN…
  • Rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Phản ứng quá mẫn như sốt, phát ban, ngứa, mề đay, rối loạn nước điện giải, giảm một số chỉ số khi xét nghiệm máu bệnh nhân…

Lưu ý thuốc Brulamycin 

Trước khi dùng thuốc Brulamycin bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. 

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây ra tình trạng chóng mặt. 

Do đó thận trọng sử dụng thuốc trên đối tượng này. 

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai hoặc cho con bú khi sử dụng thuốc chưa khẳng định được độ an toàn do đó không được chỉ định thuốc cho đối tượng này đề phòng các nguy cơ không đáng có.

Tương tác thuốc Brulamycin 

Thuốc

  • Phối hợp Tobramycin và các kháng sinh nhóm beta-lactam khác có thể làm mất tác dụng của thuốc gây giảm hiệu quả điều trị do đó không nên sửu dụng 2 nhóm kháng sinh trên cùng một lúc.
  • Phối hợp cùng các thuốc gây đọc cho thận hay thính giác có thể làm tăng hoạt tính của tobramycin, do đó theo chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc trên cùng một lúc.
  • Theo nghiên cứu nếu sử dụng thuốc phong bế thần kinh-cơ có thể gây ra tình trạng liệt hô hấp.

Thức ăn, rượu bia, thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Brulamycin 

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. 
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. 
  • Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì. 
  • Mỗi một lọ thuốc tiêm chỉ được dùng cho 1 người không nên truyền cho nhiều người tránh bị lây nhiễm chéo, ngoài ra khi mở nắp lọ thuốc thời hạn tối đa sử dụng thuốc đảm bảo chất lượng là 15 ngày, quas 15 ngày không nên tiếp tục sử dụng.

Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Quá liều có thể gặp một số triệu chứng bất thường như buồn ngủ, chóng mặt, thở không đều, môi, móng tay hoặc da xanh tái do đó nên ngừng sử dụng thuốc và hãy nhanh chóng báo cáo nhanh với nhân viên y tế để được xử lý một cách kịp thời.

Xử trí khi quên liều

Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều quy định.  

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!