Thuốc Bronxol - Thuốc tiêu đờm - Hộp 2 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Bronxol là thuốc tiêu đờm. Vậy thuốc Bronxol được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Bronxol

Bronxol có thành phần chính là Ambroxol.  Ambroxol là thuốc điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đàm, có tác động trên pha gel của chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfure của các glycoprotein và như thế làm cho sự long đàm được dễ dàng.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc

Dạng bào chế:Viên nén

  • Hàm lượng: 30mg
  • Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 10 viên

Dạng bào chế: Siro

  • Hàm lượng: 15mg/5ml
  • Đóng gói: Hộp 1 chai 120m

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bronxol

Chỉ định  

Thuốc có tác dụng làm tiêu đờm, loãng đờmThuốc có tác dụng làm tiêu đờm, loãng đờmKhó khạc thoát đờm do dịch tiết phế quản dày quánh trong viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, điều trị trước & sau phẫu thuật nhằm tránh các biến chứng đường hô hấp.

Chống chỉ định 

Bệnh nhân phì đại cơ tim.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bronxol

Dạng viên: Người lớn và trẻ trên 10 tuổi:

Uống 2 đến 4 viên(30mg) mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Dạng siro:

  • Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 20 mL x 2 lần/ngày; khi cải thiện: 10 mL x 2 - 3 lần/ngày.
  • Bệnh nhân khó thở: 20 mL x 3 lần/ngày x 2 - 3 ngày đầu, sau đó 20 mL x 2 lần/ngày.
  • Trẻ < 12 tuổi: dùng 2 lần/ngày.
  • Trẻ 6 - 12 tuổi: 15 mL/lần.
  • Trẻ 4 - 5 tuổi: 10 mL/lần.
  • Trẻ 2 - 3 tuổi: 7,5 mL/lần.
  • Trẻ 8 - 24 tháng: 5 mL/lần.
  • Trẻ 0 - 8 tháng: 2,5 mL/lần.

Tác dụng phụ thuốc Bronxol 

Thuốc có thể gây tác dụng phụ nhức đầuThuốc có thể gây tác dụng phụ nhức đầuNhức đầu, run, co giật cơ, lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, kích động, đánh trống ngực, thay đổi huyết áp, loạn nhịp, phát ban, ngứa, phù mạch, phản vệ, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bronxol

Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi-phế quản.

Phối hợp thuốc long đàm hoặc thuốc tan đàm với thuốc ho là không hợp lý.

Nên thận trọng ở bệnh nhân bị loét dạ dày-tá tràng.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai:

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai. Do còn thiếu dữ liệu ở người, nên thận trọng tránh dùng thuốc này trong thời gian có thai.

Lúc nuôi con bú:

Không nên sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú.

Tương tác thuốc Bronxol

Dùng ambroxol chung với các kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin...) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Không phối hợp ambroxol với một thuốc chống ho (ví dụ codein) hoặc một thuốc làm khô đờm (ví dụ atropin): Phối hợp không hợp lý.

Chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng.

Bảo quản thuốc Bronxol

Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ phòng

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!