Thuốc Bromaze - Điều trị mất ngủ, an thần, giải lo - Cách dùng

Thuốc Bromaze thường được dùng điều trị mất ngủ, an thần, giải lo. Vậy thuốc được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Thuốc Bromazepam

Thành phần và cơ chế tác dụng Thuốc Bromaze

Bromaze có thành phần chính là Bromazepam, thuộc nhóm chống lo âu Benzodiazepam. Bromaze là một loại thuốc an thần tác dụng trung gian, được kê đơn để điều trị rối loạn lo âu và hoảng sợ từ trung bình đến nặng và để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn. Không giống như benzodiazepine alprazolam, nó không có đặc tính chống trầm.

Với liều lượng thấp, nó làm giảm lo lắng và căng thẳng. Ở liều cao hơn, các đặc tính an thần và giãn cơ xuất hiện.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá Thuốc Bromaze

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng Bromazepin 6mg:

Giá thuốc

Chỉ định và chống chỉ định Thuốc Bromaze

Chỉ định Hình: Thuốc được chỉ định điều trị chứng mất ngủ. Nguồn: Spine HealthHình: Thuốc được chỉ định điều trị chứng mất ngủ. Nguồn: Spine Health

Điều trị triệu chứng các rối loạn chức năng hoặc các biểu hiện tâm thần liên quan đến trạng thái bệnh lý lo âu hoặc căng thẳng, mất ngủ.

Rối loạn thần kinh và tâm thần (kèm theo ám ảnh, lo lắng, căng thẳng), mất ngủ (với chứng sợ thần kinh), rối loạn tâm thần chức năng của tim mạch (giả tim, tăng huyết áp động mạch có nguồn gốc cảm xúc), hô hấp (giảm thông khí, khó thở, thở gấp), tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích), hệ thống niệu sinh dục (đi tiểu thường xuyên, đau bụng kinh), đau đầu do tâm lý và bệnh da liễu, làm giảm lo lắng và sợ hãi về các thao tác phẫu thuật và nội soi.

Chống chỉ định 

Quá mẫn, nhược cơ nặng, suy hô hấp nặng

Trẻ nhỏ

Quá mẫn (kể cả với thuốc benzodiazepin), nghiện ma túy hoặc rượu, bệnh nhược cơ.

Liều lượng và cách sử dụng Thuốc Bromaze

Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ.

Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và bản chất của các triệu chứng, cũng như tính nhạy cảm của bệnh nhân. Khi bắt đầu điều trị, liều dành cho người lớn là 6 mg mỗi ngày (1,5 mg vào buổi sáng, 1,5 mg vào buổi trưa và 3 mg vào buổi tối). Sau đó, liều lượng được điều chỉnh tùy thuộc vào hiệu quả điều trị. Liều thông thường dao động từ 6 đến 18 mg mỗi ngày (chia làm 3 liều). Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần tăng liều lên 24-36 mg mỗi ngày. 

Việc ngừng điều trị nên được thực hiện với việc giảm dần liều lượng. Đối với bệnh nhân suy nhược hoặc cao tuổi, nên giảm một nửa liều lượng. Cũng nên giảm liều trong trường hợp suy gan, thận hoặc suy hô hấp.

Bệnh nhân ngoại trú dùng thuốc vào buổi tối, liều 1,5-3 mg, nếu cần thiết, tăng liều buổi tối lên 6 mg, có thể chỉ định một liều bổ sung-1,5-3 mg 1-2 lần trong ngày. Bệnh nhân điều trị nội trú trong bệnh viện, liều dùng có thể lên đến 12-18 mg / ngày chia 3-4 lần (điều chỉnh giảm liều lượng hàng ngày). Sau một đợt điều trị dài ngày thì ngưng dần dần.

Tác dụng phụ Thuốc Bromaze

Hình: Thuốc có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên. Nguồn: ABC NewsHình: Thuốc có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên. Nguồn: ABC News

Khi dùng thuốc Bromazepam, bạn có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Cơ thể thường xuyên rơi vào mệt mỏi và cơn buồn ngủ xuất hiện nhiều lên;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Những cơn đau đầu tăng dần;
  • Ngủ hay mê mệt hoặc mơ những giấc mơ tiêu cực;
  • Cơ bắp bị nhão hoặc xuất hiện đau nhức;
  • Thị lực bị suy giảm khiến mắt mờ;
  • Nổi mẩn, phát ban da như biểu hiện của dị ứng;
  • Người hay cảm giác run và khó điều khiển các chức năng cơ thể;
  • Vị giác bị giảm khiến bạn ăn không ngon;
  • Khô miệng;
  • Giảm khả năng nói lưu loát;
  • Suy giảm trí nhớ kèm giảm khả năng tập trung.

Khi bệnh nhân mê sảng hay có biểu hiện khó thở tức là phản ứng thuốc bắt đầu nghiêm trọng. Tình huống này cần nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị, đồng thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Lưu ý khi sử dụng Thuốc Bromaze

Không sử dụng bromazepam nếu:

  • Bạn có phản ứng dị ứng với bromazepam, bcác thuốc benzodiazepine khác hoặc bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Một số triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể bao gồm: 
    • Thở gấp;
    • Thở khò khè hoặc khó thở;
    • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
    • Phát ban, ngứa trên da.
  • Bạn mắc bệnh phổi nặng và mãn tính;
  • Bạn mắc bệnh gan mức độ nặng;
  • Bạn bị ngưng thở tạm thời khi ngủ;
  • Bạn bị yếu cơ (nhược cơ);
  • Thời hạn sử dụng (EXP) của thuốc in trên bao bì đã hết.

Không cho trẻ em tiếp xúc với bromazepam.

Tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em chưa được chứng minh.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Thuốc qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó phải báo trước cho bác sĩ biết về tình trạng mang thai hoặc đang cho con bú. 

Tương tác Thuốc Bromaze

Một số loại thuốc có thể tương tác với bromazepam:

  • Các loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần khác;
  • Các loại giảm lo âu khác;
  • Thuốc dùng để điều trị một số vấn đề về tinh thần và tình cảm;
  • Thuốc trị bệnh trầm cảm;
  • Thuốc để kiểm soát các cơn động kinh;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng và cảm lạnh;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Thuốc mê;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm HIV;
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim hoặc tăng huyết áp;
  • Cimetidine – một loại thuốc dùng để điều trị loét;
  • Disulfiram – một loại thuốc được dùng để điều trị lạm dụng rượu.

Hãy báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Bảo quản Thuốc Bromaze

Bảo quản tủ thuốc khô ráo, thoáng mát

Tránh xa tầm tay trẻ em

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Dấu hiệu khi quá liều: ngủ rất sâu, trạng thái hôn mê. Điều trị: Nhập viện và điề trị triệu chứng.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!